Ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng ngày xưa có hội Minh thệ. Người làm quan khi đó thề trước dân là luôn trong sạch, không tham nhũng. Bây giờ các quan chức có dám thề không? “Tôi nghĩ rằng hệ thống của chúng ta, quan chức không có gì ngại mà không dám thề cả. Xin Chánh án cho biết ý kiến”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: Các quan chức có dám thề không tham nhũng hay không?

Trí Lâm | 18/11/2017, 13:22

Ông Trương Trọng Nghĩa cho rằng ngày xưa có hội Minh thệ. Người làm quan khi đó thề trước dân là luôn trong sạch, không tham nhũng. Bây giờ các quan chức có dám thề không? “Tôi nghĩ rằng hệ thống của chúng ta, quan chức không có gì ngại mà không dám thề cả. Xin Chánh án cho biết ý kiến”.

Chuyển tội tham nhũng thành kinh tế

Chất vấn về tình trạng chuyển tội tham nhũng thành tội khác, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga cho rằng thời hạn kéo dài, vi phạm quy định về thời gian điều tra, truy tố, xét xử. Có vụ khởi tố từ năm 2014 đến nay chưa kết thúc. Có những trường hợp bỏ trốn ra nước ngoài ngay tại thời điểm chưa khởi tố (như Dương Chí Dũng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy).

Bên cạnh đó, tỷ lệ trả hồ sơ để điều tra bổ sung rất cao, lên tới 71% năm 2017, cao nhất trong tất cả các loại án. Có những vụ án kết quả xét xử sơ thẩm chưa nhận được sự đồng tình cao của dư luận. Nhất là việc xác định tội danh, đặc biệt là có dấu hiệu chuyển từ tội về tham nhũng sang tội kinh tế ngay từ giai đoạn điều tra, nhất là từ tội tham ô sang tội cố ý làm trái.

Bà Ngacũng cho rằng việc thu hồi tài sản tham nhũng rất thấp. Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến công tác phòng chống tham nhũng. Bà Nga đề nghị làm rõ nguyên nhân và đưa ra giải pháp cho tình trạng này.

Trả lời câu hỏi của bà Nga, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thừa nhận công tác đấu tranh chống tham nhũng thời gian qua còn có một số hạn chế, chưa đạt mong muốn. Nguyên nhân là tội phạm tham nhũng là người có trình độ, có quan hệ rộng, có quyền lực, nhiều thủ đoạn tinh vi để cho giấu hành vi phạm tội.

Các vụ án tham nhũng do nhiều đối tượng tham gia, có tổ chức chặt chẽ, khép kín, tiến hành trong thời gian dài. Các đối tượng tham nhũng có nhiều cách tiêu hủy chứng cứ, che giấu nên công tác điều tra rất khó khăn, thời gian điều tra kéo dài, nhất là nhiều vụ án có liên quan đến yếu tố nước ngoài.

Bên cạnh đó, công tác giám định tư pháp còn nhiều bất cập. Thời gian giám định dài, nhiều người từ chối giám định, trình độ chuyên môn một số giám định viên chưa đạt dẫn đến thời gian điều tra kéo dài. Một số văn bản quy phạm pháp luật về phòngchống tham nhũng chưa chặt chẽ, khiến phải trả hồ sơ bổ sung nhiều lần.

Về một số vụ án tham nhũng phải trả hồ sơ bổ sung, lãnh đạo Bộ Công an cho biết công tác phối hợp giải quyết các vụ án giữa các cơ quan tố tụng vẫn còn hạn chế, thiếu nhất quán, nhất là trong đánh giá chứng cứ. Hành vi tham nhũng được che đậy tinh vi, rất khó phát hiện.

Để nâng cao chất lượng công tác này, Bộ Công an sẽ tăng cường chỉ đạo sớm đưa ra xét xử các vụ án tham nhũng, đề xuất Quốc hội hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòngchống tham nhũng.

Về việc đối tượng tham nhũng bỏ trốn trước khi khởi tố, theo luật, không được áp dụng biện pháp ngăn chặn trước khi khởi tố. Sau khi một số đối tượng bỏ trốn, cơ quan chức năng đã truy bắt bằng được. Khi điều tra, nếu phát hiện tổ chức, cá nhân tiếp tay cho đối tượng bỏ trốn thì sẽ xử lý. Bộ Công an cũng đề nghị nếu có đủ căn cứ phạm tội thì giám sát đặc biệt, ngăn chăn xuất cảnh.

Tài sản tham nhũng thu hồi thấp

Bộ trưởng Công an cũng cho biết việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp. Năm 2017, tài sản thu hồi chiếm 29% về tiền và hơn 50% về tài sản. Nhiều đối tượng tham nhũng trong một thời gian dài, đãtẩu tán tài sản, một số tài sản được chuyển trái phép ra nước ngoài nên trong quá trình thu hồi cần có sự hợp tác của quốc tế về tư pháp. Hiện nay nhiều khi có sự chênh lệch pháp lý giữa các nước nên vẫn còn khó khăn.

Giải pháp là thúc đẩy tiến độ điều tra vụ án, tập trung thu hồi tài sản tham nhũng cho nhà nước, tăng cường công tác tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác; tăng cường thanh tra, kiểm tra, phong tỏa tài sản, không để đối tượng tẩu tán. Bên cạnh đó là thực hiện tốt công tác kê khai tài sản của công chức, viên chức nhà nước.

Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao Lê Minh Trí cho rằng công tác chống tham nhũng thời gian qua có chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, nếu so với các loại án khác thì án tham nhũng đang bị kéo dài, trả hồ sơ bổ sung nhiều lần. Đây là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng, trong đó có việc trả hồ sơ nhiều lần.

Nguyên nhân đây là án truy xét, vụ việc diễn ra lâu, đối tượng là người có trình độ, quan hệ rộng, thậm chí có sự can thiệp trong quá trình điều tra. Theo ông Trí,khó khăn đầu tiên là kết quả giám định tư pháp. Ví dụ như vụ án Phạm Công Danh phải giám định tới 5 lần mới có cơ sở để xử lý.

Giám định tư pháp là điều kiện gắn liền với những vụ án tham nhũng. Các vụ án ở nhiều lĩnh vực, nếu cán bộ chỉ nắm chắc kiến thức tố tụng thì chưa đủ, cần phải có kiến thức chuyên sâu về kinh tế. Luật cũng chưa xác định thời hạn để trả lời kết quả giám định. Thời gian kéo dài cũng liên quan đến việc cung cấp tài liệu của cơ quan chuyên môn.

“Nguyên nhân nữa là năng lực, trách nhiệm của cán bộ tố tụng, có sự phối hợp chưa tốt giữa các cơ quan tố tụng, trong đó có ngành kiểm sát của chúng tôi. Có tâm lý sợ oan sai, dẫn đến cầu toàn trong đánh giá chứng cứ, dẫn tới trả hồ sơ nhiều lần”, ông Lê Minh Trí nói và cho biết việc sợ trách nhiệm cũng tác động đến cơ quan tố tụng.

Chống tham nhũng không để ảnh hưởng đến người vô tội

Tranh luận lại, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) chia sẻ sự khó khăn với việc giải quyết các án tham nhũng. Tuy nhiên, có sự vô lý là có người xuất cảnh trót lọt vì chưa khởi tố, nhưng có những doanh nhân, là chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp lớn nhưng lại bị cấm xuất cảnh dù không có quyết định gì, sau mới kết luận là họ không có tội.

“Trong những trường hợp đó, nếu không có quyết định mà cấm người ta xuất cảnh, khiến người ta mất nhiều triệu đô thì chúng ta có đền được không? Làm sao để chống tham nhũng được chặt chẽ mà không ảnh hưởng đến quyền công dân”, ông Nghĩa nêu vấn đề.

Đại biểu Nghĩa cũng chuyển đề xuất của một cử tri đến Chánh án Nguyễn Hòa Bình:“Tôi cho rằng các chức danh như điều tra viên, công tố, thẩm phán, luật sư khi nhận quyết định bổ nhiệm hoặc được kết nạp vào đoàn luật sư phải đọc lời tuyên thệ. Nội dung của lời tuyên thệ là: Thứ nhất, tuyệt đối trung thành với hiến pháp; Thứ hai bảo vệ công lý; Thứ ba là không tham nhũng”.

“Nếu tuyên thệ được như thế tôi nghĩ sẽ tạo ra bước đột phá trong phòng chống tham nhũng. Nên khi bổ nhiệm mà đọc lời tuyên thệ như vậy cử tri sẽ có niềm tin về họ cao hơn. Người tuyên thệ họ cũng có ý thức bảo vệ danh dự của mình và sẽ hạn chế được tham nhũng”, ông Nghĩa nói.

Ông Nghĩa cho rằngngày xưa có hội Minh thệ. Người làm quan khi đó thề trước dân là luôn trong sạch, không tham nhũng. Bây giờ các quan chức có dám thề không? “Tôi nghĩ rằng hệ thống của chúng ta, quan chức không có gì ngại để đến nỗi không dám thề cả. Xin Chánh án cho biết ý kiến”. Sau khi đại biểuNghĩa hỏi xong, phiên chất vấn tạm dừngđể nghỉ trưa nên Chánh án chưa kịp trả lời.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Với mục tiêu không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan chủ động đánh giá, dự báo sát tình hình; xây dựng các phương án, kể cả phương án xấu nhất.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa: Các quan chức có dám thề không tham nhũng hay không?