Những nỗ lực đẩy lùi bệnh lao, sốt xuất huyết, HIV đã bị gác lại do hệ thống y tế trên toàn cầu đang quá tải do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc chiến đẩy lùi lao, sốt xuất huyết, HIV

Đan Thùy | 24/11/2021, 17:33

Những nỗ lực đẩy lùi bệnh lao, sốt xuất huyết, HIV đã bị gác lại do hệ thống y tế trên toàn cầu đang quá tải do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

Các nỗ lực trên toàn cầu nhằm ngăn chặn và loại trừ các bệnh truyền nhiễm gồm sốt rét, bệnh lao và HIV đã bị gác lại, gây ra những hậu quả chết người. Đã có khoảng 2,5 triệu người chết vì 3 căn bệnh này vào năm ngoái.

Biến đổi khí hậu đang làm gia tăng thêm những nguy cơ phải đối mặt từ những căn bệnh truyền nhiễm này. Các lãnh đạo G20 đã đạt được thống nhất về việc giới hạn tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP26 tại thành phố Glasgow (Scotland). Nếu nhiệt độ ngày càng nóng lên sẽ gây ra rất nhiều rủi ro cho sức khỏe con người.

Theo báo cáo gần đây của tạp chí Lancet Countdown về sức khỏe và biến đổi khí hậu, các nỗ lực xóa bỏ dịch bệnh đang bị đe dọa khi môi trường thay đổi trở nên thuận lợi hơn cho sự lây lan của các bệnh như sốt rét và sốt xuất huyết.

anh-chup-man-hinh-2021-11-24-luc-17.17.02.png
Bác sĩ đang khám cho một bệnh nhân lao tại Ấn Độ - Ảnh: AP

Đây là một cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng mang tính toàn cầu. Cần khẩn cấp chú trọng vào các biện pháp phòng ngừa, giám sát, chẩn đoán, điều trị và chăm sóc ở các quốc gia đang cố gắng đối phó với tác động thứ cấp của dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Những căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa.

Đầu tư cho y tế công cộng phải được đẩy mạnh để ngăn chặn tiến trình trong hàng thập kỷ có thể bị gác lại chỉ sau hai năm kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.

Trong 20 năm trước đại dịch COVID-19, đã có những thành tựu lớn trong việc giảm tử vong do bệnh sốt rét. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ tử vong do sốt rét ở Nam Á và Đông Á đã giảm 74% trong hai thập kỷ qua, trong khi khu vực Tây Thái Bình Dương cũng giảm 52%.

Song những thành tựu này đang bị đảo ngược. Một nghiên cứu của Quỹ Toàn cầu (Global Fund) được công bố vào tháng 4 năm nay cho thấy đại dịch COVID-19 làm các bệnh viện và phòng khám sức khỏe quá tải, khiến dịch vụ điều trị sốt rét giảm 59% ở 7 quốc gia châu Á, trong đó có Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia và Philippines.

Toàn bộ hệ thống y tế đã bị COVID-19 tác động nặng nề ở hầu hết quốc gia châu Á kể từ khi nghiên cứu của Quỹ Toàn cầu được công bố.

Lao là bệnh truyền nhiễm gây tử vong thứ hai trên thế giới sau COVID-19. Cả lao và COVID-19 đều ảnh hưởng đến hệ hô hấp và lây lan qua không khí. Nhân viên y tế phải truy vết tiếp xúc để kiểm soát các ca bệnh và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.

Dù có những điểm tương đồng giữa hai bệnh này nhưng tiến độ loại trừ bệnh lao đã bị lùi lại 12 năm do sự gián đoạn trong các dịch vụ xét nghiệm, điều trị và phòng ngừa, theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet’s Respiratory Medicine. Các dịch vụ này cần được khôi phục khẩn cấp ở nơi người dân cần.

Tháng trước, WHO tiết lộ rằng lần đầu tiên sau hơn một thập kỷ, số người chết vì bệnh lao đã tăng lên do đại dịch COVID-19. Các quốc gia chịu gánh nặng về bệnh lao cao nhất là ở châu Á và châu Phi.

indonesia_covid_thumbnail_web_clean.jpeg
Đại dịch COVID-19 gây áp lực lên hệ thống y tế trên toàn cầu - Ảnh: Internet

Trong bối cảnh sự gia tăng trên toàn cầu vào năm ngoài về số lượng ước tính người mắc bệnh lao mà không được chẩn đoán hoặc không báo cáo với chính quyền, không phải ngẫu nhiên mà các nước đứng đầu danh sách như Ấn Độ, Indonesia và Philippines cũng có tỷ lệ mắc COVID-19 cao nhất.

Hơn 60% trong số ước tính khoảng 10 triệu trường hợp mắc lao năm ngoái là ở châu Á - Thái Bình Dương.

Trước mắt cần thiết phải duy trì sự tập trung vào việc phòng chống các bệnh liên quan đến sức khỏe cộng đồng.

Các đợt bùng phát bệnh sởi, sốt xuất huyết và bại liệt năm 2019 tại châu Á – Thái Bình Dương phần lớn là do biến đổi khí hậu, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, hệ thống y tế quá tải và yếu kém, giảm tỷ lệ tiêm vắc xin và các hành vi khác. Đầu tư để tăng cường hệ thống y tế là rất quan trọng để giải quyết những mối đe dọa này.

Không chỉ có vậy, Bangladesh và Pakistan đang phải đối mặt với những đợt bùng phát bệnh sốt xuất huyết chết người.

Châu Á chiếm 70% tổng số ca sốt xuất huyết. Lũ lụt thất thường và xảy ra thường xuyên do biến đổi khí hậu càng làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh này.

Theo một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Bệnh truyền nhiễm BMC, không có gì ngạc nhiên khi COVID-19, sốt xuất huyết đều có liên quan đến bệnh nặng và tử vong. Cả Bangladesh và Pakistan chỉ có khoảng 20% dân số được tiêm vắc xin COVID-19 đầy đủ, khiến nhiều người có nguy cơ cao nhiễm bệnh.

Theo UNAids (chương trình phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS), xét nghiệm HIV ở 32 quốc gia đã giảm 41% vào năm ngoái trong bối cảnh đại dịch COVID-19, với tỷ lệ chuyển tuyến để chẩn đoán và điều trị giảm 37% so với cùng kỳ năm 2019.

Điều này là không thể chấp nhận được. Những người nhiễm HIV mắc bệnh nặng hơn và tử vong do COVID-19 cao hơn. Song theo UNAids, đến giữa năm 2021, hầu hết những người nhiễm HIV vẫn vẫn chưa được tiếp cận với vắc xin COVID-19. Sự bất bình đẳng này phải được khắc phục.

Nhiều quốc gia đã nhìn thấy những tia sáng hy vọng trong cuộc chiến với đại dịch COVID-19. Đã có nhiều thành công đáng kể của các biện pháp phòng dịch khẩn cấp và các chiến dịch tiêm chủng diễn ra với quy mô chưa từng có. Thế nhưng, biến đổi khí hậu đang làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh truyền nhiễm.

Đã có nhiều các hoạt động phòng ngừa dịch bệnh và dịch vụ điều trị bị gián đoạn trong đại dịch COVID-19. Cần phải khẩn trương tăng cường đầu tư và nỗ lực để ngăn chặn sự suy giảm này trên toàn cầu.

Thế giới không đủ khả năng để giải quyết một bệnh truyền nhiễm tại một thời điểm, nhưng mọi thứ đều có thể được giải quyết nếu mọi người đoàn kết để vượt qua đại dịch. Cần phải có những nỗ lực phối hợp lớn hơn nữa để thực hiện những gì đã học được trong việc đối phó với đại dịch COVID-19 để kiểm soát và loại bỏ tất cả căn bệnh chết người này.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng GD-ĐT: Có thể cho học sinh nghỉ học để tránh bão số 4
1 giờ trước Giáo dục
Giám đốc các sở GD-ĐT cân nhắc cho học sinh nghỉ học khi cần thiết, đặc biệt ở các khu vực dễ bị ảnh hưởng do mưa bão.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại dịch COVID-19 gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc chiến đẩy lùi lao, sốt xuất huyết, HIV