Vào ngày 20.6.2014 tại Geneva, Thụy Sĩ, trong phiên họp thứ 26, Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã tổ chức phiên làm việc thông qua Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ (UPR) chu kỳ 2 của Việt Nam. Anh Lương Thế Huy, cán bộ về mảng LGBT của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã có bài phát biểu tại đây.

Đại diện LGBT Việt phát biểu tại phiên thông qua báo cáo UPR Việt Nam

Một Thế Giới | 25/06/2014, 09:30

Vào ngày 20.6.2014 tại Geneva, Thụy Sĩ, trong phiên họp thứ 26, Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc đã tổ chức phiên làm việc thông qua Báo cáo Kiểm điểm Định kỳ (UPR) chu kỳ 2 của Việt Nam. Anh Lương Thế Huy, cán bộ về mảng LGBT của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) đã có bài phát biểu tại đây.

Trong số 227 khuyến nghị được hơn 100 quốc gia đưa ra, Chính phủ Việt Nam đã chấp thuận 182 khuyến nghị và cam kết thực thi, trong đó có khuyến nghị của Chi-lê yêu cầu ban hành một luật chống phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tính dục và bản dạng giới. Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) và Hiệp hội Đồng tính Quốc tế (ILGA) đã có bài phát biểu chung trong phiên họp này.
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu đã dịch tiếng Việt:
"Xin cảm ơn ngài Phó Chủ tịch,
Phát biểu này đại diện cho Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường, một tổ chức phi chính phủ Việt Nam làm việc về quyền con người của người đồng tính, song tính và chuyển giới (“LGBT”) tại Việt Nam.
Chúng tôi hoan nghênh những bước đi tích cực trong những năm gần đây của Chính phủ Việt Nam trong việc bảo vệ quyền của người LGBT. Chúng tôi đánh giá cao phát biểu của Việt Nam trong phiên họp thứ 25 của Hội đồng Nhân quyền, khẳng định rằng người LGBT xứng đáng được hưởng “sự tham gia vào đời sống xã hội mà không có sự phân biệt đối xử nào.” [Cuộc họp thứ 46, ngày 24 tháng 3 năm 2014]
Chúng tôi hoan nghênh phản hồi của Chính phủ Việt Nam về việc chấp thuận khuyến nghị của Chi-lê yêu cầu “ban hành một đạo luật chống lại sự phân biệt đối xử, để đảm bảo quyền bình đẳng của mọi công dân, không phân biệt xu hướng tính dục hay bản dạng giới của họ.” [A/HRC/26/6, đoạn số 143.88]
Chúng tôi kêu gọi Việt Nam tiếp tục thực thi nguyên tắc không phân biệt đối xử được quy định trong Hiến pháp mới bằng những đạo luật liên quan và những biện pháp thi hành rõ ràng hơn nữa.
Cụ thể, chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam sửa đổi Bộ luật Hình sự để bảo vệ nam giới và người chuyển giới từ nam sang nữ trong tội phạm hiếp dâm, sửa đổi Bộ luật Dân sự để cho phép việc thay đổi tên, giới tính và giấy tờ nhân thân pháp lý.
Luật Hôn nhân và gia đình vừa được thông qua vào hôm qua, không có bất kỳ sự thừa nhận pháp lý nào với quan hệ cùng giới. Chúng tôi đề nghị Chính phủ Việt Nam bảo vệ quyền của các cặp đôi cùng giới bằng các nghị định hướng dẫn thi hành và các luật liên quan, và cho phép công dân Việt Nam được cấp giấy chứng nhận độc thân khi họ muốn kết hôn cùng giới với người nước ngoài tại nước ngoài.
Chúng tôi cũng kêu gọi Việt Nam ủng hộ và đề xuất các sáng kiến tại Hội đồng Nhân quyền liên quan tới quyền của người đồng tính, song tính, chuyển giới và các nhóm thiểu số tính dục khác.
Xin cảm ơn."
Minh Chánh (Tổng hợp từ ISEE)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng kỷ luật Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nguyên Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền
12 giờ trước Sự kiện
Ngày 14.5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký các quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại diện LGBT Việt phát biểu tại phiên thông qua báo cáo UPR Việt Nam