Dưới sức ép từ chính phủ, nhiều trường đại học tại Mỹ tìm cách tránh xa những đơn vị viễn thông Trung Quốc vốn cung cấp thiết bị và tài trợ cho công tác nghiên cứu học thuật của họ nhiều năm nay.

Đại học Mỹ tẩy chay công ty viễn thông Trung Quốc

Nguyễn Cẩm Bình- 0901321282- 060113793980 | 25/01/2019, 17:17

Dưới sức ép từ chính phủ, nhiều trường đại học tại Mỹ tìm cách tránh xa những đơn vị viễn thông Trung Quốc vốn cung cấp thiết bị và tài trợ cho công tác nghiên cứu học thuật của họ nhiều năm nay.

Đại học California (UC) cơ sở Berkeley vừa loại bỏ hệ thống tổ chức họp trực tuyết của Huawei, trong khi cơ sở Irvine cũng tiến hành thay thế thiết bị nghe - nhìn có xuất xứ Trung Quốc. Cơ sở San Diego của UC trước đó còn ra văn bản thông báo từ chối nhận tài trợ hay ký kết bất kỳ thỏa thuận nào với những đơn vị viễn thông đến từ cường quốc châu Á (kéo dài đến ngày 12.2.2019 và có khả năng kéo dài thêm).

Một số trường khác như đại học Wisconsin, đại học Texas, đại học Stanford xem xét lại kế hoạch hợp tác với các đơn vị cung cấp.

Động thái tẩy chay trên được thực hiện nhằm đáp ứng Đạo luật Ủy quyền quốc phòng (NDAA) do Tổng thống Donald Trump ký ban hành vào tháng 8 năm ngoái, trong đó có quy định tổ chức nhận tài trợ liên bang không được sử dụng thiết bị hay dịch vụ viễn thông, linh kiện mạng của Huawei vàZTE.

Hikvision, Hytera, Đại Hoa cũng nằm trong danh sách cấm. Giới chức Washington lo ngại những nhà cung cấp này sẽ tạo điều kiện cho chính quyền cùng quân đội Trung Quốc tiến hành hoạt động gián điệp.

NDAA còn kêu gọi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ làm việc với các trường đại học về cách thức bảo vệ sở hữu trí tuệ, xây dựng quy định giúp học giả không bị quốc gia khác lợi dụng.

Đơn vị giáo dục nào nào không tuân thủ NDAA trước tháng 8.2020 phải đối mặt với nguy cơ mất tài trợ từ chính phủ liên bang. Đây sẽ là "cú đònlớn" đối với hệ thống đại học công như UC.

NDAA là một phần trong chiến lược của Tổng thống Trumpnhằm xử lý mối đe dọa mà Trung Quốc, mang lại cho năng lực cạnh tranh kinh tế cũng như an ninh quốc gia Mỹ.

Trước đó, Washington thi hành chính sách giảm thời hạn thị thực cấp cho sinh viên Trung Quốc. Họ còn cân nhắc ra thêm nội dung kiểm tra lý lịch lẫn quy định giới hạn mới lên du học sinh cường quốc châu Á. Đây là nhóm sinh viên quốc tế đông đảo nhất tại Mỹ, đem lại nguồn thu khổng lồ.

Áp lực tẩy chay công ty viễn thông Trung Quốc dự kiến khiến tình hình càng xấu thêm. Với không ít tổ chức học thuật, Huawei không chỉ là đơn vị cung cấp thiết bị mà còn đóng vai trò nhà tài trợ của không ít chương trình nghiên cứu.

Tháng 6.2018, Nhà Trắng từng lưu ý mối quan hệ hợp tác trong nghiên cứu giữa UC cơ sở Berkeley với Huawei là cơ hội để Bắc Kinh thu thập thông tin tình báo. Phía UC tuyên bố trường thiết lập quan hệ này không phục vụ mục đích gián điệp, kết quả nghiên cứu luôn được công khai.

Tuy nhiên, một nguồn thạo tin tiết lộ UC Berkeley đã không còn “thân thiết” với Huawei như trước. Không ít nhà nghiên cứu đình chỉ hợp tác cùng tập đoàn viễn thông Trung Quốc để tránh rắc rối.

Bên ngoài nước Mỹ, đại học Oxford của Anh mới đây cũng tuyên bố ngừng nhận tài trợ từ Huawei.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
Bí mật về chip Kirin 9010 trong dòng smartphone Huawei Pura 70 mới được bán
Quá trình phân tích độc lập cho thấy dòng smartphone Pura 70 mới của Huawei tích hợp bộ xử lý tiên tiến Kirin 9010 mà công ty tiết lộ vào năm ngoái.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
12 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đại học Mỹ tẩy chay công ty viễn thông Trung Quốc