Nhiều đại biểu quốc hội phản ánh đa số người dân sống trong khu tái định cư Vĩnh Lộc B ở huyện Bình Chánh, TP.HCM đã quay về nơi ở cũ. Hiện đường kết nối giao thông từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được triển khai, hệ thống xử lý nước ô nhiễm chưa được thực hiện...

Dân sống trong khu tái định cư Vĩnh Lộc B như sống ở ốc đảo

Phan Diệu | 06/12/2017, 11:25

Nhiều đại biểu quốc hội phản ánh đa số người dân sống trong khu tái định cư Vĩnh Lộc B ở huyện Bình Chánh, TP.HCM đã quay về nơi ở cũ. Hiện đường kết nối giao thông từ năm 2013 đến nay vẫn chưa được triển khai, hệ thống xử lý nước ô nhiễm chưa được thực hiện...

Nhiều đại biểu đã đưa raphản ánh tại phiên họp của HĐND TP.HCM, thảo luận việc thực hiện quy định của pháp luật trong công tác quy hoạch đô thị, chiều 5.12.

Theo đại biểu Nguyễn Hồng Hà, đời sống người dân ở khu tái định cư đang gặp rất nhiều khó khăn. Việc hình thành các khu tái định cư chưa tạo được việc làm cho họ.Như ở khu tái định cư Vĩnh Lộc B, người dân chỉ ở thôi chứ không có tiện ích, thậm chí không có cả chỗ để... ăn sáng. Ông đề xuất thành phố cần phải tạo cơ sở, dịch vụ phục vụ cho người dân ở chính khu tái định cư của mình,quan tâm, đẩy mạnh và tạo quỹ đất tái định cư xung quanh khu vực bồi thường để người dân được sống ở gần nơi ở cũ.

Đại biểu Nguyễn Hồng Hà phản ánh đời sống khó khăn của người dân tái định cư - Ảnh: Phan Diệu

Tương tự, đại biểu Thi Thị Tuyết Nhung cũng phản ánh đời sống khó khăn của 470 hộ dân tái định cư ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh cứ như... sống trên ốc đảo.

Theo đó, đường kết nối giao thông vào khu tái định cư này từ năm 2013 đến nay vẫn chưa triển khai, chưa có hệ thống xử lý nước ô nhiễm. Khu tái định cư cũng chưa có tổ dân phố, chưa có hệ thống chính trị để lắng nghe tâm tư của người dân.Đa số người dân đã quay lại nơi ở cũ để sinh sống, làm ăn do đời sống khó khăn.

Còn đối với chung cư Tân Mỹ; UBND quận 7, quận 8 và Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn vẫn chưa thỏa thuận được ai sẽ là người đứng ra làm giấy chứng nhận cho các hộ dân đến đây tái định cư.

Đại biểu Thi Thị Tuyến Nhung, Trưởng ban Văn hóa vàXã hội HĐND TP.HCM tại cuộc họp - Ảnh: Phan Diệu

Về vấn đề này, Chủ tịch HĐND TP.HCM Nguyễn Thị Quyết Tâm cũng chất vấn, chất lượng cuộc sống của người dân sau giải tỏa lẽ ra phải tốt hơn nơi ở cũ nhưng tại sao có những dự án đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn? Vì sao chất lượng nhà tái định cư ở một số dự án không tốt và hạ tầng phục vụ cho tái định cư thiếu đồng bộ?

Trả lời chất vấn của các đại biểu, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn cho biết nhiều năm qua TP.HCM đã đầu tư nhiều công trình và tái định cư nhiều hộ dân. Do vậy, việc chăm lo cho đời sống cho người dân khi tái định cư là một chủ trương xuyên suốt và nhất quán. Mong muốn của thành phố là bố trí nơi ở mới tốt hơn cho người dân.

Tuy nhiên, theo ông do còn một số hạn chế trong công tác tái định cư đã làm ảnh hưởng đến việc học, việc làm của người dân tái định cư. Khi khánh thành khu tái định cư Vĩnh Lộc B 30ha ở Bình Chánh, thành phố rất phấn khởi vì khu đô thị được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Trên thực tế, đến khi người dân từ các quận 1, 6, 5… về tái định cư thì mới vỡ lẽ ra một điều đó là họ không chỉ cầnnơi ở, mà còn phải đáp ứng chuyệnđi học, đi làm. Từ đó mới thấy sự thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất giữa địa phương cũ và địa phương mới nơi người dân đến tái định cư.

“Do sự phối hợp không đồng bộ giữa Sở LĐ-TB-XH với địa phương, với Sở Xây dựng trong công tác tái định cư của người dân nên mới xuất hiện sự hạn chế như nhiều cử tri đi khảo sát.Trong thời gian tới Sở Xây dựng sẽ nhận diện xác thực hơn,trên cơ sở đó có kế hoạch toàn diện, xác định rõ trách nhiệm, lộ trình cụ thể. Trong đó, có việc khai thác hiệu quả quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người tái định cư. Những phản ánh này là bài học phối hợp giữa các ngành, bài học khi giao nhà tái định cư xem như xong rồi, hoàn thành rồi không tính tới hiệu quả lâu dài”, ông Tuấn nói.

Giám đốcSở Xây dựng TP.HCM Trần Trọng Tuấn trả lời chất vấn - Ảnh: Phan Diệu

Cũng theo Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, chất lượng công trình xây dựng tái định cư phải đảm bảo theo luật. Thế nhưng, trên thực tế qua rà soát, một số công trình đã không đảm bảo chất lượng như việc kết nối hạ tầng màkhu tái định cư Vĩnh Lộc B là một điển hình. Việc bố trí chưa hết, kinh phí bảo trì chưa đảm bảo nên chất lượng căn hộ ở đây cũng bị ảnh hưởng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng các khu chung cư tái định cư chưa bố trí mà Nhà nước đang quản lý thì phải bố trí ngân sách 2% phí bảo trì giống như căn hộ khác.

Cầngiải quyết bài toán chênh lệch về cao độ nền khi quy hoạch

Tại cuộc họp, đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê - Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đã đề nghị thành phố cần phải giải quyết bài toán chênh lệch về cao độ nền thì mới có thể có điều kiện làm tốt công tác quy hoạch.

“Khi triển khai hạ tầng kỹ thuật, nơi chỗ cao, nơi chỗ thấp nên gặp sự phản ứng của người dân rất lớn và tốn kém nguồn vốn rất lớn. Do đó, tôi kiến nghị cần có giải pháp để xử lý cao độ chứ nếu kéo dài hơn nữa thì giải pháp giải quyết tình trạng ngập úng sẽ gặp khó khăn”, ông Khuê nói.

Về vấn đề này, Phó giám đốc Sở Quy hoạch -Kiến trúc TP.HCM Nguyễn Thanh Toàn nói rằng, về cao độ, lâu nay các đồ án đô thịđều xác định cao độ nhưng khi ra thực tế thì có những độ vênh. Điều này là do bất cập trong quá trình thực hiện.

Sở Quy hoạch -Kiến trúc TP.HCM đã phối hợp các đơn vị liên quan giải quyết bài toán chênh độ vênh cao độ trên mặt bằng chung của thành phố. Sắp tới, Sở sẽ cho lập đề cương và báo cáo thành phố về vấn đề này để đưa vào các quy định quy hoạch chung của thành phố.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dân sống trong khu tái định cư Vĩnh Lộc B như sống ở ốc đảo