Hãng tin Reuters cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhân vật cấp cao nhất bị cáo buộc vi phạm Đạo luật gián điệp vì cất giữ tài liệu mật phi pháp.

Đạo luật gián điệp mà ông Trump bị cáo buộc vi phạm là gì?

Cẩm Bình | 12/06/2023, 11:30

Hãng tin Reuters cho biết cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là nhân vật cấp cao nhất bị cáo buộc vi phạm Đạo luật gián điệp vì cất giữ tài liệu mật phi pháp.

Cáo trạng liên bang đưa ra 37 tội danh với cựu Tổng thống Trump, trong đó 31 tội liên quan đến Đạo luật gián điệp. Ông còn bị cáo buộc cản trở đội ngũ điều tra, che giấu, khai man.

trump.jpg

Đạo luật gián điệp

Được Quốc hội Mỹ ban hành ngay khi Thế chiến thứ nhất nổ ra, Đạo luật gián điệp hình sự hóa một loạt hành vi xử lý tài liệu nhà nước nhạy cảm liên quan đến quốc phòng không đúng cách.

Nhiều năm qua, luật này đóng vai trò là công cụ pháp lý được Bộ Tư pháp Mỹ sử dụng để truy tố nhiều người - từ đối tượng tình nghi là gián điệp Liên Xô đến trường hợp làm lộ tài liệu mật như Daniel Ellsberg, Edward Snowden.

Dưới thời hai Tổng thống Barack Obama và Donald Trump, một số nhân vật tiết lộ tin mật cho báo chí hay trang Wikileaks cũng đối mặt với cáo buộc vi phạm Đạo luật gián điệp như cựu binh nhì Chelsea Manning, cựu nhân viên tình báo Reality Winner.

Manning bị kết án 35 năm tù, sau đó cựu Tổng thống Obama giảm án. Còn Winner nhận mức án hơn 5 năm tù. Nhà sáng lập Wikileaks Julian Assange cũng chịu cáo buộc vi phạm Đạo luật gián điệp. Ông hiện đang cố gắng không bị dẫn độ sang Mỹ.

Trường hợp cựu Tổng thống Trump

Tháng 8.2022, đặc vụ Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) qua khám xét khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của cựu Tổng thống Trump tìm thấy khoảng 13.000 tài liệu nhà nước, trong đó 100 tài liệu có dấu mật hoặc tuyệt mật. Phía công tố xác định ông cất giữ phi pháp 337 tài liệu mật.

Cựu Tổng thống Donald Trump một mực khẳng định bản thân không phạm pháp. Ông tuyên bố đã giải mật tài liệu và quyền hạn của Tổng thống Mỹ trao cho ông quyền tiết lộ hay giải mật chúng.

Nhưng Đạo luật gián điệp không yêu cầu phía công tố chứng minh số tài liệu FBI tìm thấy là tài liệu mật, phía cựu Tổng thống Trump cùng luật sư cũng chẳng cung cấp bằng chứng cho thấy chúng đã được giải mật.

Các công tố viên buộc tội cựu Tổng thống Trump vi phạm một phần trong Đạo luật gián điệp, đó là sở hữu trái phép thông tin quốc phòng - tội danh tương tự Winner.

Công tố viên phải chứng minh điều gì trước bồi thẩm đoàn?

Để chống lại cựu Tổng thống Trump, phía công tố không chỉ phải chứng minh cựu Tổng thống Trump cố tình giữ lại tài liệu và không giao nộp. Thứ họ cần chứng minh thêm nữa không phải là cựu Tổng thống Trump biết số tài liệu mật là thông tin quốc phòng, mà là bất cứ ai biết suy nghĩ cũng biết vậy.

Các công tố viên sẽ phải trình bày quá trình lấy lại tài liệu. Suốt 1 năm qua Cơ quan Lưu trữ quốc gia Mỹ (NARA) nhiều lần liên hệ cựu Tổng thống Trump yêu cầu giao nộp. Dù nhận được 15 thùng tài liệu từ đội ngũ trợ lý dưới quyền ông vào tháng 2.2021, nhưng NARA không tin đây là toàn bộ tài liệu. Cơ quan này nghi ngờ cựu Tổng thống Trump vẫn còn cố lấy thông tin mật.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Temu, Shein... 'đổ bộ' Việt Nam, chuyển đổi số cấp thiết hơn bao giờ hết
12 giờ trước Khoa học - công nghệ
Chuyển đổi số trong linh vực bán buôn, bán lẻ đang cấp thiết hơn bao giờ hết khi các sàn thương mại điện tử như Temu, Shein... "đổ bộ" thị trường Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đạo luật gián điệp mà ông Trump bị cáo buộc vi phạm là gì?