Bộ KH-CN đã triển khai nhiều ứng dụng CNTT trong việc kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong kiểm soát và hỗ trợ điều trị COVID-19

Thu Anh | 05/08/2021, 12:19

Bộ KH-CN đã triển khai nhiều ứng dụng CNTT trong việc kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ điều trị COVID-19.

Huy động các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam

Trong 6 tháng đầu năm 2021, Bộ KH-CN đã tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo, quyết tâm thực hiện “mục tiêu kép”, vừa phòng chống, kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19, vừa phát triển kinh tế-xã hội.

Theo Bộ KH-CN, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngay từ những ngày đầu dịch COVID-19 bùng phát, Bộ KH-CN đã chủ động, tích cực triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng công nghệ góp phần nâng cao năng lực phòng chống dịch COVID-19.

Trong đó, Bộ KH-CN đã huy động các chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu ở Việt Nam và doanh nghiệp triển khai theo quy trình, đặc biệt các nhiệm vụ KH-CN cấp quốc gia nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ học, chế tạo bộ KIT phát hiện SARS-CoV-2, xây dựng phác đồ điều trị, sản xuất vắc xin phòng COVID-19, sản xuất kháng thể đơn dòng, robot và máy thở phục vụ tình huống ứng phó với các cấp độ dịch bùng phát...

day-manh-ung-dung-cntt-trong-kiem-soat-va-ho-tro-dieu-tri-covid-19.jpg
Thứ trưởng Bộ KH-CN Bùi Thế Duy (Tổ trưởng Tổ Thông tin đáp ứng nhanh) - Ảnh: Lao động

Đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong kiểm soát dịch bệnh và hỗ trợ điều trị. Trong đó, phát huy nền tảng của Hệ tri thức Việt số hóa trong phòng chống dịch COVID-19, Bộ KH-CN đã phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng bản đồ vùng dịch sử dụng Vmap, phát hiện những người có nguy cơ lây nhiễm tại các điểm du lịch, xây dựng phần mềm khai báo y tế.

Bộ KH-CN tham gia Tổ thông tin đáp ứng nhanh phòng chống dịch COVID-19; huy động các nhà khoa học, các chuyên gia nghiên cứu kịp thời tạo ra các sản phẩm KH-CN phục vụ hiệu quả công tác truy vết, kiểm soát các ca bệnh, khoanh vùng, dập dịch, dự báo dịch tễ...

Tổ đã thực hiện việc phân tích thông tin dữ liệu lớn kết hợp dịch tễ học và thực tiễn xã hội để cung cấp kịp thời cho Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và Bộ Y tế, phục vụ chỉ đạo điều hành phòng chống dịch.

Ngành KH-CN cũng đã triển khai miễn phí ứng dụng Microsoft Teams - nền tảng hỗ trợ dạy học trực tuyến và tương tác trực tuyến trong lĩnh vực y tế và giáo dục trên diện rộng. Ngoài ra, Bộ KH-CN cũng hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, ứng dụng, chuyển giao công nghệ như cung cấp miễn phí các tiêu chuẩn quốc gia, các tiêu chuẩn quốc tế mới nhất liên quan đến lĩnh vực trang thiết bị y tế phục vụ phòng chống dịch COVID-19 (máy thở, máy hô hấp, khẩu trang y tế, khẩu trang kháng khuẩn,…)...

Tập trung ưu tiên cơ sở vật chất, nguồn lực để hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế như máy thở, khẩu trang y tế… Các hoạt động đo lường, thử nghiệm, hỗ trợ Tập đoàn Vingroup sản xuất các máy thở không xâm nhập VFS-310 và máy thở xâm nhập VFS-510; hỗ trợ nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại địa phương .

day-manh-ung-dung-cntt-trong-kiem-soat-va-ho-tro-dieu-tri-covid-19.png
Trang Hệ tri thức Việt số hóa - Ảnh: T.A (chụp màn hình)

Tiếp tục thực hiện mục tiêu kép

6 tháng cuối năm, Bộ KH-CN tiếp tục tập trung thực hiện mục tiêu kép, vừa phòng chống dịch hiệu quả, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới. Theo đó, Bộ KH-CN sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ nhằm đề ra các giải pháp phục vụ phòng chống dịch bệnh COVID-19, đặc biệt chú trọng đến nghiên cứu, chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất vắc xin.

Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình KH-CN trọng điểm quốc gia “Nghiên cứu sản xuất vắc xin sử dụng cho người đến năm 2030”. 

Tập trung xây dựng, triển khai hiệu quả, có trọng điểm các chương trình KH-CN cấp quốc gia theo định hướng tái cơ cấu các chương trình KH-CN quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm, thực hiện thiết thực, hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Phát triển thị trường KH-CN, đẩy nhanh thành lập các trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia, trước mắt tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP.HCM; tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động chỉ đạo, điều hành và xử lý công việc; tái cấu trúc quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, bảo đảm công khai, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho nhà khoa học và các doanh nghiệp…

“Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ”

Bài liên quan
Hỗ trợ người khiếm thị sử dụng ứng dụng CNTT để cải thiện cuộc sống
Website “Người bạn số” tập hợp các giải pháp CNTT, cung cấp thông tin, hướng dẫn người khiếm thị tiếp cận và sử dụng thành thạo các các ứng dụng phục vụ học tập; mạng xã hội…

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
4 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong kiểm soát và hỗ trợ điều trị COVID-19