Hiện nay, TP.HCM còn 21.850 căn nhà trên và ven kênh rạch cần phải di dời để chỉnh trang đô thị, tái lập cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, sau 2 năm từ khi Thành ủy đưa chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị vào chương trình đột phá đến nay toàn thành phố chỉ mới di dời được 502 căn thuộc 8 dự án.

Đến bao giờ TP.HCM mới di dời được 20.000 nhà ven kênh rạch?

Phan Diệu | 21/02/2018, 07:00

Hiện nay, TP.HCM còn 21.850 căn nhà trên và ven kênh rạch cần phải di dời để chỉnh trang đô thị, tái lập cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên, sau 2 năm từ khi Thành ủy đưa chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị vào chương trình đột phá đến nay toàn thành phố chỉ mới di dời được 502 căn thuộc 8 dự án.

Cần 30.000 tỉ đồng di dời hơn 20.000 căn nhà

Theo ông Trần Trọng Tuấn - Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến thời điểm hiện tạiTP.HCM đã di dời 36.000 căn nhà trên,ven kênh rạch. Hiện thành phố vẫn còn 21.850 căn nhà trên, ven kênh rạch cần phải di dời để chỉnh trang đô thị, tái lập cuộc sống cho người dân.

Một số quận có nhiều nhà ven, trênkênh rạch như quận 8 có 11.447 căn, Bình Thạnh 2.959 căn, quận 7 có 2.055 căn… Tuy nhiên. sau 2 năm từ khi Thành ủyđưa chương trình chỉnh trang và phát triển đô thị vào chương trình đột phá, đến nay toàn thành phố chỉ mới di dời được 502 căn thuộc 8 dự án.

Nguyên nhân là ngân sách nhà nước dành cho chương trình này chỉ có 2.100 tỉ đồng, trong khithành phố cần hơn 30.000 tỉ đồng. Do đóTP.HCM cần xã hội hóa nguồn lực đầu tư bằng nhiều hình thức.

Ông Tuấn nói rằng, để triển khai thực hiện di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân đang sống trên ven kênh rạch, TP.HCM đã phân loại các dự án thành 3 nhóm:

Thứ nhất là nhóm dự án chỉnh trang đô thị bằng nguồn vốn ngân sách gồm 52 dự án, quy mô di dời 14.403 căn, dự kiến kinh phí thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khoảng 22.381,7 tỉ đồng.

Thứ hai là nhóm dự án xây dựng nhà ở thương mại kết hợp chỉnh trang đô thị gồm 3 tuyến kênh rạch, quy mô di dời 1.801 căn, dự kiến tổng kinh phí bồi thường khoảng 2.702 tỉ đồng được thực hiện bằng nguồn vốn của doanh nghiệp.

Thứ ba là nhóm dự án chỉnh trang đô thị theo hình thức đối tác công tư PPP gồm 6 dự án, quy mô di dời 6.223 căn, dự kiến kinh phí bồi thường khoảng 19.023,7 tỉ đồng.

Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM thông tin thêm, thành phố có 7 dự án đang thực hiện dở dang, dự kiến hoàn thành trong năm 2018 với vốn đầu tư 978 tỉ đồng. Còn 18 dự án (18.910 căn) đã được ghi vốn vào cuối năm 2017 và đợt 1 năm 2018. Theo quy định, đến giữa và cuối năm 2018 các dự án này sẽ thực hiện với nhu cầu vốn hơn 12.800 tỉ đồng.

Ngoài ra, thành phố còn 27 dự án còn lại chưa có chủ trương đầu tư. Nếu trong năm nay các quận thực hiện thủ tục thì phải đến năm 2020 mới triển khai việc bồi thường.

Năm 2018 sẽ di dời 1.428 hộ dân

Bàn về vấn đề này, ông Võ Văn Hoan - Chánh văn phòng UBND TP.HCM cho haynăm 2018, thành phố sẽ sử dụng vốn ngân sách nhà nước để di dời và tổ chức lại cuộc sống cho khoảng 1.482 hộ dân với tổng kinh phí được ghi vốn bồi thường là 4.494,3 tỉ đồng.

TP.HCM cũng sẽ đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư thực hiện 3 dự án trọng điểm theo hình thức đối tác công tư (PPP). Cụ thể, 3 dự án trọng điểm mà thành phố ưu tiên chọn là chỉnh trang đô thị dọc theo bờ Nam kênh Đôi (quận 8), cải tạo rạch Xuyên Tâm và rạch Văn Thánh (Bình Thạnh) với hơn 6.600 hộ dân bị ảnh hưởng. Dự kiến, kinh phí bồi thường hơn 15,6 ngàn tỉ đồng.

Cạnh đó, TP.HCMsẽ hỗ trợ UBND quận 8 đẩy nhanh tiến độ thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng 3 dự án, trong đó dự án tái định cư các hộ sống trên và ven bờ Nam Kênh Đôi sẽ được triển khai theo hình thức PPP, với tổng số vốn gần 9.300 tỉ đồng.

Trong khi đó, trả lời báo chí dịp đầu năm mới Mậu Tuất 2018 về việc di dời nhà ven kênh rạch, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân nói rằng di dời 20.000 hộ dân sống ven kênh là một vấn đề lớn của thành phố. Trong các dự án cải tạo nhà ven và trên kênh rạch để chỉnh trang đô thị thì TP.HCM chọn ra 6 dự án, trong đó có dự án rạch Xuyên Tâm rất lớn.

Theo ông Nhân, nguyên tắc thực hiện dự án là người dân ở trên và ven kênh rạch sẽ được tái định cư ở gần đó chứ không đi xa. Người dân sẽ không chiếm đất chỗ khác để ở mà nhà đầu tư sẽ xây dựng những chung cư bên bờ kênh rạch để họ ở đó. Phương châm là tái đầu tư tại chỗ. Cùng với đó, hai phần đất liền bờ sông sẽ làm đường đi, như vậy sẽ góp phần giảm ách tắc giao thông.

“Tùy loại kênh rạch, đặc điểm từng vị trí mà thành phố sẽ thỏa thuận với nhà đầu tư phần đất mà họ được kinh doanh khai thác dọc bờ sông. Tinh thần là giao cho người dân quyền khai thác hai bên bờ ở mức phù hợp chứ nhà nước không đưa tiền vào.

Chính nguyên tắc này nhà đầu tư nêu ra cho TP.HCM, còn tùy vào giá cụ thể thì thành phố sẽ tính toán. Nếu có hỗ trợ thì cũng rất ít thôi. Sắp tới, TP.HCM sẽ cố gắng làm một vài dự án trước để rút kinh nghiệm, sau đó sẽ triển khai rộng ra”, ông Nhân thông tin.

Phan Diệu
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
1 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Đến bao giờ TP.HCM mới di dời được 20.000 nhà ven kênh rạch?