Bạn có tự hỏi liệu chiếc túi gắn mác Chanel mà mình mua từ một đại lý có phải hàng thật không? Hiện tại, bạn có thể biết chắc chắn điều này nhờ công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Entrupy.
Thế giới số

Dùng AI xác định sản phẩm gắn mác Chanel, Gucci, Louis Vuitton... là thật hay giả

Sơn Vân 26/12/2023 10:15

Bạn có tự hỏi liệu chiếc túi gắn mác Chanel mà mình mua từ một đại lý có phải hàng thật không? Hiện tại, bạn có thể biết chắc chắn điều này nhờ công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) của Entrupy.

Entrupy là dịch vụ công nghệ sử dụng AI để xác thực túi xách và giày thể thao hàng hiệu trên thị trường mua bán lại, nhằm đảm bảo rằng khách hàng đang sở hữu hàng thật.

Kể từ khi được thành lập vào năm 2012, Entrupy cho biết công nghệ AI của họ đã được hàng trăm đại lý bán hàng xa xỉ sử dụng. Sự quan tâm đến công cụ AI này có thể tiếp tục tăng do các doanh nghiệp đang tìm cách tận dụng sức hút của AI.

Hiện chỉ dành cho các đại lý bán hàng xa xỉ, Entrupy tuyên bố công cụ AI của họ có thể xác thực các sản phẩm từ thương hiệu như Chanel, Balenciaga, Burberry, Gucci và Louis Vuitton. Việc sử dụng AI có thể là cách để các hãng bán đồ xa xỉ xây dựng niềm tin với khách hàng, những người có thể e ngại mua phải hàng giả.

Vidyuth Srinivasan, người đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Entrupy, nói với tạp chí Elle trong một cuộc phỏng vấn gần đây: “Mục đích chính của việc này là tạo ra sự tin tưởng và tính xác thực của bên thứ ba. Điều quan trọng là người tiêu dùng phải có được sự chắc chắn rằng không chỉ một người nói rằng sản phẩm là hàng thật, mà còn có bên thứ ba không liên quan đến giao dịch, chịu trách nhiệm chứng nhận chất lượng”.

Sự quan tâm mới đến công cụ AI này xuất hiện kể từ tháng 10.2022, khi TikTok tuyên bố hợp tác với Entrupy để xác định xem các sản phẩm trên nền tảng thương mại điện tử TikTok Shop có phải hàng giả hay không. Sự hợp tác đó diễn ra vào thời điểm các công cụ generative AI (AI tạo sinh) như ChatGPT của OpenAI đang gây bão trên toàn thế giới.

Generative AI là một loại trí tuệ nhân tạo được lập trình để tự động tạo ra nội dung mới, như văn bản, hình ảnh, âm thanh và video. Nó khác với các hệ thống AI khác như máy học sâu (deep learning) hoặc học máy (machine learning) trong việc dự đoán kết quả từ dữ liệu đã có sẵn. Thay vì dựa trên dữ liệu huấn luyện, hệ thống generative AI có khả năng tự tạo ra dữ liệu mới và phong phú hơn.

Để sử dụng trình xác thực bằng AI, người dùng được yêu cầu chụp ảnh sản phẩm từ mọi góc độ có thể sau khi lắp smartphone của họ vào thiết bị phần cứng Entrupy. Thiết bị này có ống kính siêu nhỏ mà Entrupy tuyên bố có thể phóng to camera điện thoại để chụp những bức ảnh chi tiết về đặc điểm như tấm bảng và vật liệu thiết kế sản phẩm.

Sau đó, những bức ảnh sẽ được so sánh với cơ sở dữ liệu hàng triệu hình ảnh của hàng chính hãng bằng cách sử dụng thuật toán AI. Trong vòng vài phút, Entrupy có thể xác định sản phẩm có là hàng thật hay không, với tỷ lệ chính xác được tuyên bố là 99,1%, theo trang web của công ty. Entrupy tạo ra một chứng chỉ chính thức mà các nhà bán lẻ có thể trưng bày nếu sản phẩm được xác định là chính hãng.

Hiện tại, công cụ AI này vẫn chưa hoàn hảo khi Giám đốc điều hành Entrupy nói rằng hãng chỉ có thể xác thực phụ kiện từ các thương hiệu lớn vì đó là những sản phẩm dễ bị làm giả nhất.

dung-ai-xac-dinh-san-pham-gan-mac-chanel-gucci-louis-vuitton-balenciaga-burberry-co-phai-hang-gia.jpg
Hãng công nghệ Entrupy tuyên bố có thể sử dụng AI để phát hiện một món đồ xa xỉ có phải hàng giả với độ chính xác 99,1% - Ảnh: Getty Images

Hai thiết bị phần cứng AI đáng chú ý khác

Trình xác thực bằng AI của Entrupy không phải là thiết bị phần cứng AI duy nhất được chú ý trong năm nay.

Hồi tháng 9, Meta Platforms đã ra mắt phiên bản thứ hai của kính thông minh Ray-Ban, được phát triển bởi hãng EssilorLuxottica. Kính thông minh Ray-Ban cho phép người dùng đặt câu hỏi cho trợ lý Llama AI của Meta Platforms được tích hợp sẵn, chẳng hạn yêu cầu trợ lý này dịch biển quảng cáo hoặc hướng dẫn họ thực hiện một dự án sửa chữa nhà.

Chiếc kính mới có giá 299 USD khi được bán ra vào ngày 17.10, sử dụng phần mềm AI của Meta Platforms để mọi người có thể xác định các địa điểm nổi tiếng hoặc dịch các biển báo khi nhìn vào các vật thể khác nhau. Thiết bị này có khả năng phát trực tiếp những gì người dùng đang nhìn thấy lên Facebook và Instagram, một tiến bộ so với khả năng chụp ảnh của thế hệ trước.

Phiên bản đầu tiên của kính này là Ray-Ban Stories, ra mắt vào năm 2021 và bán rất chậm. Thế nhưng, Meta Platforms đã điều chỉnh lại sản phẩm xoay quanh generative AI.

Mark Zuckerberg cho biết: “Trước những đột phá về AI của năm ngoái, tôi đã nghĩ rằng kính thông minh sẽ chỉ thực sự trở nên phổ biến khi chúng ta đã hoàn thiện công nghệ hình ảnh 3D, màn hình và các yếu tố khác liên quan đến công nghệ hiển thị. Bây giờ, tôi nghĩ rằng AI sẽ đóng một vai trò quan trọng và không kém phần quan trọng trong việc kính thông minh được chấp nhận và sử dụng rộng rãi như các tính năng tăng cường thực tế khác”.

Hồi tháng 11, Humane.ai, công ty khởi nghiệp về phần cứng AI, đã tung ra thị trường thiết bị kẹp áo mang tên AI Pin.

Hãy tưởng tượng bạn đang nhặt một quả thanh long ở lối đi bán đồ nông sản đông đúc. Bạn chạm vào một thiết bị được kẹp trên áo khoác của mình, giơ trái thanh long lên và hỏi: "Cái này ăn được không?". Thiết bị nhanh chóng trả lời thành tiếng: "Có. Thanh long ít đường".

Kịch bản này là một trong những cảnh trong video quảng cáo cho AI Pin, một thiết bị đeo mới do Humane.ai phát triển. Các tính năng của AI Pin giống như thứ gì đó trong khoa học viễn tưởng: AI trả lời câu hỏi của bạn từ một chiếc kẹp nhỏ trên áo sơ mi của bạn. Công nghệ này rất ấn tượng, thậm chí đáng kinh ngạc.

Nhược điểm là bạn trông giống kẻ lập dị, đang nói chuyện với một loại trái cây ở giữa cửa hàng tạp hóa.

Humane.ai thông báo AI Pin (thiết bị đầu tiên của hãng) có giá 699 USD. Đoạn video sử dụng lệnh thoại với AI để trả lời các câu hỏi, tóm tắt tin nhắn văn bản, dịch ngôn ngữ và phát nhạc, cũng như một camera có thể nhìn vào mọi thứ và cho bạn biết về chúng. Điều đáng ngạc nhiên nhất là màn hình laser nhỏ có thể chiếu vào tay bạn và phản hồi các cử chỉ của tay.

AI Pin rất tuyệt, nên nếu là người yêu thích công nghệ mới và những tiện ích kỳ lạ, nhiều người muốn có một chiếc. Thế nhưng, không chắc AI Pin thực sự hữu ích với đại đa số người dùng.

Một video quảng cáo cho thấy Imran Chaudhri và Bethany Bongiorno, hai người đồng sáng lập Humane.ai và là cựu nhân viên của Apple, giới thiệu một số tính năng và thông số kỹ thuật của AI Pin. Một video khác cho thấy người ta sử dụng nó trong các tình huống đời sống hàng ngày như khi đi bộ xuống phố, mua sắm và ăn uống.

Vấn đề ngay lập tức xuất hiện trong đầu nhiều người là không bao giờ muốn nói chuyện với thiết bị ra lệnh bằng giọng nói ở nơi công cộng. Đó là hành vi kỳ lạ trong xã hội. Các trợ lý giọng nói như Siri, Alexa đã xuất hiện từ nhiều năm nay và các chuẩn mực xã hội về việc sử dụng chúng nơi công cộng có kỳ lạ hay không đã được thiết lập: Không nên làm điều đó!

Tất nhiên, trợ lý giọng nói cung cấp khả năng tiếp cận cho mọi người có thể gặp khó khăn khi sử dụng điện thoại màn hình cảm ứng. Có lẽ việc bình thường hóa việc sử dụng trợ lý giọng nói nơi công cộng sẽ là điều tốt, nhưng vẫn chưa thực sự xảy ra trong hơn một thập kỷ kể từ khi Siri ra mắt.

Nếu ý tưởng của AI Pin là cung cấp phiên bản không có màn hình cho điện thoại, hãy tưởng tượng rằng điều đó sẽ rất hấp dẫn với nhiều người đi dạo mà không muốn bị cuốn vào việc kiểm tra Facebook và Instagram.

Thế nhưng, AI Pin không giống như chiếc điện thoại nắp gập. AI Pin thực hiện rất nhiều việc mà điện thoại có thể làm như chụp ảnh, cho bạn biết thông tin, đặt lịch hẹn, theo dõi lượng calo, mua sắm cho bạn hoặc phát danh sách nhạc yêu thích. Dù vậy, trang Insider không tin rằng AI Pin có thể thay thế hoặc hữu ích hơn so với smartphone thông thường để làm việc này.

Bài liên quan
AI bầu bạn giúp người lớn tuổi bớt cô đơn
Hãng tin AP giới thiệu robot ElliQ được trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp người lớn tuổi ở Mỹ vượt qua nỗi cô đơn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với trung tâm quốc gia về an ninh mạng Ba Lan
25 phút trước Theo dòng thời sự
Chiều tối 17.1 (giờ địa phương), trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm và làm việc tại Viện Nghiên cứu quốc gia về an ninh mạng của Ba Lan (NASK) - trung tâm hàng đầu về nghiên cứu, ứng dụng và phát triển internet, chuyển đổi số, an ninh mạng và bảo mật thông tin của Ba Lan.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Dùng AI xác định sản phẩm gắn mác Chanel, Gucci, Louis Vuitton... là thật hay giả