Được mệnh danh là một thế giới riêng trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, Trung Quốc ngăn cản bất cứ một ý định xâm nhập nào từ bên ngoài và sẵn sàng cho kẻ bạo gan đó nếm trái đắng, kể cả khi đó là mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook cũng như CEO của nó có một người vợ gốc Hoa như Zuckerberg đi nữa.

Facebook và trái đắng khi định xâm nhập thị trường Trung Quốc

01/04/2016, 05:41

Được mệnh danh là một thế giới riêng trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, Trung Quốc ngăn cản bất cứ một ý định xâm nhập nào từ bên ngoài và sẵn sàng cho kẻ bạo gan đó nếm trái đắng, kể cả khi đó là mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook cũng như CEO của nó có một người vợ gốc Hoa như Zuckerberg đi nữa.

Năm 2016 có thể sẽ được xem là một trong những năm ghi dấu ấn thành công rõ nét của các thành tựu công nghệ vượt trội, khi mà trí thông minh nhân tạo AlphaGo của Google lần đầu tiên đánh bại một đại kiện tướng trong môn cờ vây, một điều được xem là kỳ tích với một AI (trí thông minh nhân tạo). Và giờ đây, cả thế giới đang chờ đợi kỳ tích tiếp theo khi mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook có vẻ như đang muốn xâm nhập vào thị trường Trung Quốc. Trên một số phương diện, điều này cũng gần như là bất khả thi tương đương với việc AI chiến thắng con người trong môn cờ vây trước đây vậy. Được mệnh danh là một thế giới riêng trong lĩnh vực công nghệ toàn cầu, Trung Quốc ngăn cản bất cứ một ý định xâm nhập nào từ bên ngoài và sẵn sàng cho kẻ bạo gan đó nếm trái đắng, kể cả khi đó là mạng xã hội lớn nhất thế giới cũng như CEO của nó có một người vợ gốc Hoa như Zuckerberg đi nữa.

Trên thực tế, ngay từ trước khi AI của Google là AlphaGo đánh bại được đại kiện tướng cờ vây Hàn Quốc Lee Sedol cách đây ít ngày, thì những tin đồn về một kỳ tích công nghệ có thể trở thành sự kiện tiêu biểu của năm 2016 đã bắt đầu xuất hiện. CEO nổi tiếng của mạng xã hội lớn nhất thế giới Facebook Mark Zuckerberg bắt đầu học tiếng Hoa và post một clip chúc mừng năm mới âm lịch bằng tiếng Hoa vào dịp Tết Nguyên đán vừa qua. Những tin đồn về việc Facebook đang tìm cách tiếp cận thị trường đông dân nhất thế giới càng tăng lên khi tần suất xuất hiện của Zuckerberg ở Trung Quốc bắt đầu tăng vọt và cao hơn mức bình thường. Những tấm ảnh chụp vị CEO tỉ phú này chạy bộ ở quảng trường Thiên An Môn, cho đến dự hội thảo kinh tế tại Bắc Kinh bên cạnh Jack Ma, ông chủ của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba liên tục xuất hiện. Chưa có một thông tin chính thức nào từ phía Facebook xác nhận việc tìm cách xâm nhập thị trường Trung Quốc, nhưng những dấu hiệu nhận biết thì ngày càng nhiều, tỷ lệ thuận với những lời khen ngợi và đánh giá cao ngày càng tăng của Zuckerberg dành cho thị trường Trung Quốc.

Đây là điều đã được dự báo từ lâu, khi mà Facebook đã trở thành một đế chế toàn cầu, nhưng vẫn chưa thể xâm nhập được vào thị trường 1,4 tỉ dân đầy tiềm năng của Trung Quốc. Sự chững lại trong doanh thu đang khiến các nhà lãnh đạo của mạng xã hội này tìm mọi cách để xâm nhập vào thị trường béo bở của Trung Quốc, nơi có tới 700 triệu người dùng Internet. Vấn đề nan giải nhất được dự báo sẽ chờ đợi Facebook cũng như bất cứ một ông lớn công nghệ nào của phương Tây khi muốn xâm nhập thị trường Trung Quốc, đó là quốc gia này gần như là một thế giới riêng, tách biệt với phần còn lại trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Hệ thống Internet ở Trung Quốc bị kiểm soát ở mức tối đa và việc kết nối với thế giới bên ngoài là điều cực kỳ hạn chế. Với hệ thống kiểm soát an ninh mạng được mệnh danh “vạn lý tường lửa”, Trung Quốc có thể kiểm soát tối đa những gì diễn ra trong hệ thống mạng và công nghệ thông tin ở nước này. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm công nghệ mang tính toàn cầu của các tập đoàn phương Tây, như công cụ tìm kiếm Google hay các mạng xã hội như Facebook và Twitter thì hệ thống này lại không thể kiểm soát được. Đó là lý do vì sao các tên tuổi trong làng công nghệ thế giới như Google, Facebook hay Twitter hoặc là phải thay đổi phương pháp hoạt động và cho phép chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt nội dung vốn là điều các tên tuổi toàn cầu này không thể chấp nhận, hoặc là cuốn gói ra đi. Trước Facebook, hầu hết các ông lớn công nghệ phương Tây đều phải chọn cách rời khỏi Trung Quốc mà điển hình là Google hay Yahoo.

Việc Mark Zuckerberg tìm cách tiếp cận thị trường Trung Quốc sau những kinh nghiệm của Google đang cho thấy, Facebook có vẻ như sẵn sàng nhượng bộ những đòi hỏi của chính phủ nước này để đổi lấy việc gia nhập thị trường béo bở 1,4 tỉ dân. Tuy nhiên, có vẻ như chàng rể tỉ phú có vợ gốc Hoa này không gặp may, khi vừa mới mon men tiếp cận Trung Quốc thì đã nhận ngay một trái đắng. Ở thời điểm hiện tại, Trung Quốc đang tìm cách siết chặt hệ thống kiểm soát an ninh mạng của mình, và có vẻ như không muốn thỏa hiệp với Facebook với bất cứ lý do gì. Theo đó, Bắc Kinh vừa mới đưa ra quy định các tên miền truy cập Internet trong nước phải được cung cấp bởi các dịch vụ giám sát của chính phủ. Các tên miền được khuyến khích sử dụng là .net hoặc .cn, và các nhà cung cấp tên miền phải được Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin phê duyệt trước khi địa chỉ web được đi vào hoạt động.

Theo Chủ tịch Hiệp hội các nhà cung cấp dịch vụ Internet tại Hồng Kông, ông Lento Yip, thì điều này có thể cho phép chính phủ Trung Quốc giám sát hoạt động của người sử dụng và tăng cường kiểm soát đối với các nội dung truy cập của họ. Còn theo Lokman Tsui, giáo sư tại Đại học báo chí và truyền thông Trung Quốc tại Hồng Kông, thì đây là một động thái nghiêm trọng nhất và gần như là chưa từng có tiền lệ. Theo các chuyên gia, đây là lần siết chặt kiểm soát mạnh tay nhất của chính phủ Trung Quốc từ trước đến nay, và nhiều khả năng xu hướng cứng rắn này sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.

Việc Trung Quốc siết mạnh tay trong việc kiểm soát thông tin trên mạng đúng vào thời điểm này có thể sẽ là một tin buồn cho Mark Zuckerberg và nỗ lực xâm nhập thị trường Trung Quốc của Facebook. Rõ ràng đây không phải là thời điểm thuận lợi, nếu không muốn nói là rất xấu, để Facebook có thể đạt được thỏa thuận với Bắc Kinh. Lý do khiến Bắc Kinh siết chặt kiểm soát mạng Internet tại Trung Quốc có lẽ liên quan đến sự kiện một số bức thư kêu gọi Chủ tịch nước Tập Cận Bình từ chức được đăng tải lên mạng Internet từ một cổng thông tin có máy chủ đặt tại Tân Cương. Việc bức thư này lọt qua được sự kiểm duyệt mà không có sự tiếp tay của các biên tập viên là khó có thể xảy ra, nhất là khi điều tra ban đầu không có dấu hiệu của tin tặc xâm nhập. Mark Zuckerberg đã gặp xui xẻo khi tiếp cận Trung Quốc vào đúng thời điểm nhạy cảm hiện tại và rơi vào tình cảnh “tai bay vạ gió”.

Một số cảnh báo cho rằng, kể cả khi CEO Facebook không bỏ cuộc và vẫn giữ ý định cũ, thì nhiều khả năng mạng xã hội lớn nhất thế giới này tiếp tục nhận trái đắng là khá lớn dù cho có được phép xâm nhập thị trường Trung Quốc đi nữa. Cũng giống như trường hợp Google, chính phủ Trung Quốc chắc chắn sẽ yêu cầu Facebook phải tạo một phiên bản mới trong đó Bắc Kinh được phép kiểm soát nội dung và nhất là hạn chế kết nối với các địa chỉ ngoài Trung Quốc. Đây sẽ là một đòn nặng giáng vào uy tín của Facebook. Ngoài ra nếu không thể kết nối với các tài khoản Facebook khác trên khắp thế giới, thì khi đó phiên bản mới của Facebook cũng sẽ chỉ là một mạng xã hội hoạt động gói gọn trong nội bộ Trung Quốc mà thôi. Và khi đó nó sẽ phải cạnh tranh với hàng loạt các mạng xã hội nội địa hùng mạnh đang chiếm lĩnh phần lớn thị phần.

Nếu điều này xảy ra thì khả năng bại trận của Facebook trước các mạng xã hội nội địa lớn nhất Trung Quốc như Weibo hay WeChat là khá cao. Trên thực tế điểm mạnh lớn nhất của Facebook là khả năng kết nối đa dạng tới hầu hết các quốc gia trên khắp thế giới và khi mà nó bị giới hạn phạm vi hoạt động trong lãnh thổ Trung Quốc thì Facebook đã tự đánh mất ưu thế lớn nhất của mình. Trong khi đó, so về số lượng và sự tiện lợi của các ứng dụng thì Facebook khó có thể đấu lại được với sự đa dạng của WeChat. Đây cũng là điều mà Google đã từng gặp phải, khi vừa phải tự giảm thiểu lợi thế lớn nhất của mình do quy định của Bắc Kinh, lại vừa gặp phải những đối thủ cạnh tranh sừng sỏ như Baidu và kết quả là buộc phải cuốn gói ra đi. Nhiều khả năng Facebook cũng sẽ rơi vào vết xe đổ tương tự nếu như vẫn muốn cố đấm ăn xôi xâm nhập thị trường béo bở nhưng kỳ quặc này.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg/Genk)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Facebook và trái đắng khi định xâm nhập thị trường Trung Quốc