G7 sẽ ban hành một tuyên bố nhấn mạnh sự sẵn sàng của họ để bình ổn thị trường nếu Anh "thoát EU" sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6.

G7 chuẩn bị phương án phòng trường hợp Anh 'thoát EU'

Hà Ngọc Bách | 23/06/2016, 15:33

G7 sẽ ban hành một tuyên bố nhấn mạnh sự sẵn sàng của họ để bình ổn thị trường nếu Anh "thoát EU" sau cuộc trưng cầu dân ý ngày 23.6.

Các cơ quan tài chính của khối G7đang tiến hành đàm phán một dự thảo nghị quyết sẽ được ban hành ngay sau khi kết quả trưng cầu dân ý tại Anh (Brexit) được công bố, một quan chức cho Reuters biết nhưng giấu tên vì vấn đề nhạy cảm.

Tuyên bố của nhóm G7 dự kiến sẽ xác nhận lại thỏa thuận của các nước này trước đórằng "không bên nào muốn thấy mộtbiến động mạnhvà rối loạn trênthị trường tiền tệ", quan chức giấu tên nói.

Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Taro Asocũng có thể phát hành một tuyên bố riêng biệt để chống lại việc cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, động thái vốncó thể làm cho đồng yen tăng giá mạnh.

Tuyên bố của ông Aso nếu được đưa ra sẽ giống tuyên bố của Bộ Tài chính Nhật được ban hành hồi năm ngoái, khi cho biết sẽ Bộ này sẽ cẩn thận xem xét các động thái của thị trường và làm việc chặt chẽvới các ngân hàng của Nhật Bản để đối phó với bất kỳ một sự bất ổn nào trên thị trường.

Các ngân hàng trung ương lớn cũngsẵn sàng để sử dụng các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ hiện có thể cung cấp sự thanh khoản khẩn cấp để giải quyết sự thiếu hụt đồng USD trong các sự kiện xung quanh Brexit.

Thị trường trên toàn thế giới đang hồi hộp xem kết quả của cuộc trưng cầu dân ý tại Anh, do sự sít sao trong kết quả giữa các cuộc thăm dò dân ý được thực hiện trước ngày bỏ phiếu.

Các nhà đầu tư và hoạch định chính sách trên toàn cầu cảnh báo rằng một cuộc bỏ phiếu với kết quả là "thoát EU" có thể mở ra sự bất ổn trong thị trường tài chính toàn cầu.

Trong một bức "tâm thư", 1.300 lãnh đạo doanh nghiệp Anh gửi cho tờ The Times (Anh), trong đó cótỉ phú Anh Richard Branson -nhà sáng lập tập đoàn Virgin và trùm truyền thông Mỹ Michael Bloomberg, cảnh báo việcAnh rời khỏi EU có thể gây ra “một cú sốc kinh tế” đối với chính nước Anh.

“Anh rời khỏi EU đồng nghĩa với tình trạng không chắc chắn cho doanh nghiệp chúng tôi, giảm kim ngạch thương mại với châu Âu và giảm công ăn việc làm”, các lãnh đạo doanh nghiệpnhấn mạnh.

Các nhà hoạch định chính sách của Nhật Bản thì lo ngại rằng cuộc bỏ phiếu tại Anh sẽ thúc đẩy nhu cầu dự trữ đồng yen như là một điểm trú ẩn an toàn và làm cho đồng yên tăng giá ngoài ý muốn củachính quyền Nhật,đồng thời làm tổn thương năng lực xuất khẩu hàng hóa của Nhật Bản.

G7 từng ra tuyên bố chung về cơ sởad-hoc(*)trong quá khứ để bình ổn thị trường, điển hình nhưthời điểm khủng hoảng nợ của Hy Lạp tăng cao trong năm 2012.

Thiên Hà (theo Reuters)

(*) Theo quy định của Luật Trọng tài thương mại (TTTM), trọng tài ad-hoc được hiểu là trọng tài vụ việc,là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật TTTM và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Doanh nghiệp ‘chết yểu’ ngày càng nhiều nhưng ngân hàng vẫn sinh lời cao từ cho vay
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) cho rằng doanh nghiệp "chết yểu" gia tăng, tín dụng ảm đạm đang tạo thách thức lớn đối với đà phục hồi tăng trưởng 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
G7 chuẩn bị phương án phòng trường hợp Anh 'thoát EU'