Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 196/VPCP-CN ngày 11.1.2023 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

Giao Bộ GTVT tính toán phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai

H.Đ | 11/01/2023, 19:10

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 196/VPCP-CN ngày 11.1.2023 truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai.

binh-phuoc.jpg

Sau khi xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ GTVT trực tiếp kiểm tra, phối hợp với các cơ quan liên quan tính toán kỹ phương án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 1.2023.

Đầu năm 2022, tỉnh Bình Phước đã đề xuất Chính phủ phê duyệt phương án mở rộng đường tỉnh 753 và xây dựng cầu Mã Đà để kết nối với tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, phương án tuyến này đi qua vùng lõi Khu dự trữ sinh quyển Đồng Nai với chiều dài khoảng 31km, gây ra các tác động lớn, chia cắt vùng lõi, phân mảnh hệ sinh thái, ảnh hưởng đến hành lang liên kết đa dạng sinh học do các phương tiện lưu thông.

Ngoài ra, nơi đây còn có di tích lịch sử cách mạng là Trung ương Cục miền Nam, Khu ủy miền Đông Nam Bộ, địa đạo Suối Linh và là nơi yên nghỉ của hàng ngàn liệt sĩ trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Đồng thời, nếu làm đường xuyên lõi Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai còn gây ra các tác động lớn đến hệ sinh thái, vướng mắc về Luật Đa dạng sinh học và các điều ước quốc tế, chưa phù hợp với Luật Lâm nghiệp, Luật Di sản văn hóa, Luật Bảo vệ môi trường, chưa phù hợp với các chủ trương của Đảng, Chính phủ.

Bên cạnh đó, phương án xây cầu Mã Đà và đường xuyên Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai kinh phí rất lớn, dự kiến hơn 18.000 tỉ đồng vì phải xây dựng mới khoảng 31km cầu cạn; nâng cấp khoảng 43km đường hiện hữu; xây dựng cầu Mã Đà và cầu vượt hồ Trị An; xây dựng 62km hàng rào và tường chống ồn. Diện tích chiếm dụng đất rừng khoảng 98ha, trong đó có khoảng 41ha rừng đặc dụng.

Chính vì vậy, Bộ GTVT sau đó kiến nghị lựa chọn phương án kết nối tỉnh Đồng Nai với tỉnh Bình Phước qua tỉnh Bình Dương và nối vào đường Vành đai 4 - TP.HCM (không qua cầu Mã Đà).

Cụ thể, theo phương án này, tuyến kết nối 2 địa phương có điểm đầu tại đường tỉnh 741, TP.Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), đi theo đường tỉnh 753 hiện hữu, kết nối với đường Đồng Phú - Bình Dương và đường Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng (2 tuyến đang được đầu tư xây dựng). 

Đồng thời, xây dựng mới 12km từ đường tỉnh 746 kết nối về đường Vành đai 4 - TP.HCM. Tổng chiều dài tuyến theo phương án này khoảng 71km. Tổng vốn đầu tư (không bao gồm kinh phí đầu tư tuyến đường Đồng Phú - Bình Dương và Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng) khoảng 530 tỉ đồng.

Theo Bộ GTVT, phương án này cơ bản tận dụng tuyến đường hiện hữu và các tuyến đường đang được đầu tư xây dựng. Đồng thời, hướng tuyến kết nối từ TP.Đồng Xoài đến đường Vành đai 4 - TP.HCM rất thuận tiện. Đây là tuyến đường ngắn nhất, kinh phí đầu tư ít nhất; về lâu dài, thời gian di chuyển nhanh do kết nối với đường Vành đai 4 - TP.HCM (đoạn từ đường tỉnh 746 đến cầu Thủ Biên thuộc đường vành đai 4 - TP.HCM đã được Bình Dương đầu tư xây dựng), giảm tải cho các tuyến hiện hữu kết nối từ tỉnh Bình Phước và các tỉnh Tây Nguyên về cảng Đồng Nai, cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu. Đặc biệt, đây cũng là phương án ảnh hưởng thấp nhất đến Khu dự trữ sinh quyển thế giới Đồng Nai.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL khát khô giữa mùa hạn - Bài 3: Nỗ lực giải cơn 'khát' cho từng nhà
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Tình trạng thiếu nước sinh hoạt đang diễn ra gay gắt tại nhiều tỉnh thành vùng ĐBSCL. Để giúp người dân có nước ngọt phục vụ cho sinh hoạt, ăn uống, bằng nhiều cách, lãnh đạo các địa phương đã rất nỗ lực đưa nước sạch đến tận nơi.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giao Bộ GTVT tính toán phương án đầu tư tuyến đường kết nối tỉnh Bình Phước và Đồng Nai