Lo ngại trước việc Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ sẵn sàng cấp phép phun trên quy mô lớn thuốc kháng sinh streptomycin và oxytetracycline trên các đồn điền cam quýt ở Florida và California, các nhà khoa học Mỹ và Anh kêu goi tiến hành các công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc kháng sinh đối với môi trường.

Giới khoa học Mỹ và Anh lo ngại về hậu quả của thuốc kháng sinh trong trồng trọt

Vũ Trung Hương | 01/04/2019, 06:11

Lo ngại trước việc Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ sẵn sàng cấp phép phun trên quy mô lớn thuốc kháng sinh streptomycin và oxytetracycline trên các đồn điền cam quýt ở Florida và California, các nhà khoa học Mỹ và Anh kêu goi tiến hành các công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc kháng sinh đối với môi trường.

Theo Nature, các nhà khoa học Mỹ và Anh đã soạn thảo một báo cáo về tình trạng kháng kháng sinh lan rộng trong môi trường. Họ nhấn mạnh rằng trước đây mọi người đã không chú ý đến hậu quả của việc phun thuốc kháng sinh cho cây trồng để chống lại sâu bệnh.

Trước đây, thuốc kháng sinh được sử dụng trong các khu vườn chống lại bệnh cháy lá do vi khuẩn Erwinia amylovora gây ra và ảnh hưởng đến cây táo, lê và một số cây khác. Kể từ năm 2016, thuốc kháng sinh ngày càng được sử dụng nhiều trên các đồn điền trồng cây có múi để chống lại cái gọi là bệnh vàng lá greening (Citrus greening) do vi khuẩn thuộc chi Liberibacter gây ra. Bệnh lây lan từ Trung Quốc, lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2009 tại Mỹ. Hiện giờ, khoảng 90% cây cam trên các đồn điền ở Florida đã bị nhiễm bệnh và chắc chắn sẽ chết trong một vài năm. Cơ quan Bảo vệ môi trường Mỹ đã sẵn sàng cho phép phun trên quy mô lớn thuốc kháng sinh streptomycin và oxytetracycline trên các đồn điền cam quýt ở Florida và California. Biện pháp này sẽ không tiêu diệt được bệnh, nhưng sẽ kéo dài tuổi thọ của cây bị nhiễm bệnh trong vài năm và sẽ làm giảm bớt một phần thiệt hại kinh tế.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã lên tiếng báo động về việc sử dụng kháng sinh ngày càng tăng trong ngành trồng trọt. Họ lưu ý rằng tác hại của biện pháp này đối với các quần thể vi sinh vật tự nhiên sống trong thực vật có thể thúc đẩy sự phát triển của thực vật và bảo vệ chúng khỏi các mầm bệnh khác nhau vẫn chưa được nghiên cứu. Ngoài ra, cũng có thể sau khi sử dụng kháng sinh, trong số các vi khuẩn Liberibacter sẽ xuất hiện vi khuẩn kháng, như đã xảy ra trong số các tác nhân gây bệnh bỏng là cây ăn quả.

Hơn nữa, vì trong số các vi khuẩn có tình trạng chuyển gien ngang giữa các loài khác nhau nên các gien kháng kháng sinh có thể được chuyển từ mầm bệnh cây trồng sang vi khuẩn đất và tiếp tục truyền cho các loài vi khuẩn gây bệnh cho người. Một số nhà nghiên cứu tin rằng việc sử dụng kháng sinh ồ ạt trong lĩnh vực làm vườn là quá vội vàng. Nếu bắt buộc phải dùng đến biện pháp này thì theo các nhà khoa học khẳng định, nó phải được tiến hành song song với các nghiên cứu độc lập xác định tác hại của kháng sinh đối với môi trường.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 2: Các lĩnh vực đều tăng tốc, bứt phá
Sản xuất nông-lâm nghiệp và thủy sản năm 2023 và quý 1/2024 tiếp tục là một trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với kim ngạch xuất khẩu nông sản tăng cao, chăn nuôi phát triển ổn định, nuôi trồng thủy sản phát triển khá.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Giới khoa học Mỹ và Anh lo ngại về hậu quả của thuốc kháng sinh trong trồng trọt