Khi tham dự sự kiện Kiểm tra Hạm đội Quốc tế 2022 ở Nhật Bản, Hàn Quốc không đòi hải quân Nhật Bản ngưng thượng cờ Mặt Trời Mọc.

Hàn Quốc hợp tác hải quân với Nhật Bản vì ưu tiên an ninh quốc gia

Bảo Vĩnh | 01/11/2022, 11:32

Khi tham dự sự kiện Kiểm tra Hạm đội Quốc tế 2022 ở Nhật Bản, Hàn Quốc không đòi hải quân Nhật Bản ngưng thượng cờ Mặt Trời Mọc.

rising-sun-2.jpg
Cờ Mặt Trời Mọc trên tàu chiến hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản- Ảnh: Japan Forward

Tại Kỳ Kiểm tra Hạm đội Quốc tế 2022 sẽ diễn ra ngày 7.11 tới trong Vịnh Tokyo, hải quân Cục Phòng vệ Nhật Bản (MSDF) tiếp tục trương cờ Mặt Trời Mọc, nhưng chính phủ Hàn Quốc không phản đối như trước.  

Trưa  1.11, tàu hậu cần 10.000 tấn Soyang của hải quân Hàn Quốc đã cập cảng Yokosuka của Nhật, sau khi xuất phát từ một căn cứ cách thủ đô Seoul của Hàn Quốc 410 km về phía nam hôm 29.10. 

Tàu Sohang sẽ tham dự Kỳ Kiểm tra Hạm đội Quốc tế do Nhật tổ chức, và tham gia một cuộc diễn tập tìm kiếm - cứu hộ trong Vịnh Tokyo. 

rising-sun.jpg
Tàu hậu cần Sohang của hải quân Hàn Quốc - Ảnh: Bộ Quốc phòng Hàn Quốc

Việc hải quân Hàn Quốc tham dự sự kiện này  bất chấp sự phản đối của người dân  về việc MSDF sẽ thượng cờ Mặt Trời Mọc trên các tàu chiến. 

Cờ Mặt Trời Mọc (tiếng Nhật là cờ kyokujitsuki)  từng được hải quân Nhật sử dụng từ năm 1889, để phân biệt tàu chiến với tàu dân sự. Sau khi quân đồng minh ngưng chiếm đóng Nhật năm 1952, cờ này cũng được trương trên các tàu chiến đầu tiên của MSDF. 

Nhưng đối với nhiều người Hàn Quốc, cờ Mặt Trời Mọc là biểu tượng chủ nghĩa quân phiệt Nhật từng đô hộ Triều Tiên từ năm 1910 đến 1945  . 

Để phản đối, Hàn Quốc từng đề nghị Nhật không thượng cờ Mặt Trời Mọc trên tàu chiến khi tham dự Kỳ Kiểm tra Hạm đội Quốc tế do Hàn Quốc tổ chức năm 2018. Nhật đã quyết không tham dự sự kiện này. 

Lần gần đây nhất Hàn Quốc tham dự Kỳ Kiểm tra Hạm đội Quốc tế do Nhật tổ chức hồi năm 2015. 

Ngày 28.10, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã báo cáo với các nghị sĩ, rằng chính phủ quyết định cử tàu hải quân  tham dự Kiểm tra Hạm đội Quốc tế 2022,  vì cần ưu tiên vấn đề an ninh quốc gia. 

Báo Nhật Asahi Shimbun nhắc  việc Seoul đang nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác ba bên với Mỹ và Nhật Bản để đối phó các mối đe dọa từ CHDCND Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã liên tục thử vũ khí trong năm nay. 

Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhậm chức hồi tháng 5, đã nói ông muốn cải thiện quan hệ với Nhật Bản. Quan hệ hai nước đã căng thẳng vì nhiều tranh chấp khác nhau, gồm tranh chấp về việc quân phiệt Nhật hồi Thế chiến 2 từng bắt người Triều Tiên làm nô lệ gồm nô lệ tình dục.

Theo Asahi Shimbun
Copy Link
Bài liên quan
Triều Tiên lên tiếng về loạt vụ phóng tên lửa gần đây
Hãng thông tấn KCNA ngày 10.10 tuyên bố loạt vụ phóng tên lửa gần đây của Triều Tiên nhằm mô phỏng tình huống tấn công Hàn Quốc bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, gửi đi thông điệp sau khi Mỹ - Hàn tổ chức tập trận hải quân chung.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
3 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hàn Quốc hợp tác hải quân với Nhật Bản vì ưu tiên an ninh quốc gia