Bóng đá Nhật Bản ngày nay đã trở thành hình mẫu khiến cả châu Á ngưỡng mộ và nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cũng muốn “cắp sách” học hỏi. Vậy làm thế nào mà một nền bóng đá vào năm 1959 từng khiêm nhường tự ví mình là “chiếc giày nhỏ” so với bóng đá Miền Nam Việt Nam đã trở thành người khổng lồ châu lục? Câu chuyện là rất dài nhưng để bắt đầu về một nền bóng đá thì có không gì chuẩn xác ở là giải VĐQG. Hãy bắt đầu câu chuyện bóng đá Nhật từ thuở sơ khai.

Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á (kỳ 1)

Một Thế Giới | 23/12/2014, 05:30

Bóng đá Nhật Bản ngày nay đã trở thành hình mẫu khiến cả châu Á ngưỡng mộ và nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam cũng muốn “cắp sách” học hỏi. Vậy làm thế nào mà một nền bóng đá vào năm 1959 từng khiêm nhường tự ví mình là “chiếc giày nhỏ” so với bóng đá Miền Nam Việt Nam đã trở thành người khổng lồ châu lục? Câu chuyện là rất dài nhưng để bắt đầu về một nền bóng đá thì có không gì chuẩn xác ở là giải VĐQG. Hãy bắt đầu câu chuyện bóng đá Nhật từ thuở sơ khai.

Đầu ra của Học viện HAGL Arsenal JMG: Không sang châu Âu thì đi đâu?

Học viện HAGL Arsenal JMG sống tốt, Thailand JMG đóng cửa vì đâu?

Thời gian gần đây, bóng đá Nhật Bản rất được người hâm mộ Việt Nam chú ý từ việc công ty VPF mới các cố vấn chuyên môn người Nhật, tiền đạo Lê Công Vinh được Consadole Sapporo mời sang thi đấu ở J.League 2 và đặc biệt HLV trưởng ĐTVN là ông Toshiya Miura cũng là người Nhật. Với mong muốn cung cấp cho độc giả thêm thông tin về bóng đá Nhật Bản, Một Thế Giới đăng hồ sơ nhiều kỳ về bóng đá xứ sở Mặt trời mọc và lịch sử hình thành, phát triển của J-League.

Du nhập từ người Anh nhưng chịu thua bóng chày của người Mỹ

Cuối thế kỷ 19, nước Nhật đang ở thời kỳ Minh Trị Duy Tân nên mở cửa giao thương với thế giới phương Tây và các môn thể thao, trong đó có bóng đá cũng được người châu Âu đưa vào đất nước Phù Tang từ rất sớm.

Một số tài liệu ghi lại thì bóng đá được các sỹ quan người Anh ở vùng du nhập vào Nhật Bản ở thành phố Kobe và cột mốc chính thức là CLB thể thao Kobe Regatta& Athletic, trong đó có CLB bóng đá được thành lập vào ngày 23.9.1870 bởi Alexander Cameron Sim, một dược sỹ người Scotland. Ở thành phố Yokohama, bóng đá cũng được một số sỹ quan người Anh khác đưa vào và thành lập nên CLB Yokohama Country &Athletic.

Trận đấu bóng đá chính thức đầu tiên ở Nhật Bản là cuộc gặp gỡ giữa Kobe Regatta&Athletic và Yokohama Country&Atletic vào ngày 18.2.1888.

Dù với cột mốc nào thì bóng đá ở Nhật Bản cũng có lịch sử rất sớm, non cũng gần 145 năm – tức  sớm hơn bóng đá được người Pháp du nhập vào Nam kỳ (Việt Nam) vào năm 1896.
CLB bóng đá thuần đầu tiên của người Nhật là đội Tokyo Shukyu-dan ra đời vào năm 1917 mà hiện nay vẫn còn tồn tại, thi đấu ở giải nghiệp dư khu vực thủ đô Tokyo.

Giải đấu chính thức của Nhật Bản là Cúp Hoàng đế được tổ chức vào năm 1921 với 4 CLB tham dự gồm Tokyo Shukyu-dan, Kobe Shukyu-dan, Yamaguchi High School và Mikage Shukyu-dan. Kết quả Tokyo Shukyu-dan vô địch.

Năm 1921 cũng là năm Hiệp hội (hay Liên đoàn) bóng đá Nhật Bản (JFA) được thành lập. Từ 4 CLB ban đầu ở thời điểm năm 1921 thì hiện nay, Nhật Bản có tổng cộng hơn 6.000 CLB được JFA công nhận, tham gia các hệ thống giải đấu chính quy. Con số này cho thấy sự phát triển của bóng đá Nhật Bản.
bong da Nhat 
Tuyển Nhật Bản năm 1930 tại Đại hội thể thao Viễn Đông. 

Trước khi JFA ra đời, năm 1917, ĐTQG Nhật Bản được thành lập và có giải đấu quốc tế đầu tiên khi thua 0-5 trước ĐT Trung Hoa Dân Quốc ở Đại hội thể thao Viễn Đông lần 3 (Far Eastern Games) vào ngày 9.5.1917. Năm 1936, ĐTQG Nhật Bản tham dự Olympic Berlin và có dấu son lịch sử với chiến thắng 3-2 trước ĐT Thụy Điển  được coi mạnh hơn rất nhiều.

Trên đây là những bước sơ khai và cột mốc đánh dấu sự ra đời và phát triển của bóng đá Nhật Bản thuở sơ khai cho đến trước Thế chiến thứ 2 (1939-1945). Nhìn chung, bóng đá đã du nhập vào Nhật Bản rất sớm và bước đầu cũng tổ chức được Liên đoàn bóng đá, giải đấu nội địa và ĐTQG để tham dự giải quốc tế nên có nhiều cơ sở thuận lợi hơn hầu hết các quốc gia khác ở châu Á sống dưới chế độ thuộc địa.

Mặc dù vậy, môn bóng đá ở Nhật Bản lại hoàn toàn lép vế trước môn thể thao cũng được du nhập cùng thời điểm là môn bóng chày từ nước Mỹ. Do những ảnh hưởng về kinh tế-chính trị cũng như số lượng du học sinh người Nhật ở Mỹ thời cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 khá đông nên môn bóng chày được phát triển rất nhanh và mạnh. Thập kỷ 1910, bóng chày Nhật Bản đã thi đấu quốc tế thường xuyên ở Mỹ và gửi cầu thủ sang các giải của Mỹ thi đấu. Đến thập kỷ 1920-1930, bóng chày đã chính thức trở thành môn thể thao số 1 ở Nhật và ĐTQG nước này thi đấu ngang ngửa với Đội tuyển các Ngôi sao Major League của Mỹ.

Sau Thế chiến 2 (1945), người Mỹ đảm nhiệm và hỗ trợ tái thiết nước Nhật nên ảnh hưởng của môn bóng chày càng thêm ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống thể thao của người Nhật khiến bóng đá bị “đè bẹp dí”. Chính vì vậy, khoảng 15 năm sau đó, bóng đá Nhật Bản trở nên “lìu tìu” và mờ nhạt trên bản đồ bóng đá châu lục.

Câu chuyện “Chiếc giày nhỏ” với bóng đá Miền Nam Việt Nam

Sau Thế chiến 2, bóng đá Nhật cố gắng tổ chức các đội bóng tạo giải đấu với hầu hết CLB là của các công công ty hoặc trường đại học. Đầu tiên là giải Vô địch Công xưởng toàn Nhật Bản (All Japan Works Football Championship – AJWFC) dành cho các công ty vào năm 1948. Tiếp đến năm 1955, giải Liên Đô thị toàn Nhật Bản (All Japan Inter-City Football Championship – AJICFC) dành riêng cho các đội bóng của thành phố, tỉnh thị hay các CLB là trường học, công ty đại diện cho địa phương.
bong da Nhat 
Kim Young Sik - cầu thủ gốc Triều Tiên thi đấu 3 trận cho tuyển Nhật Bản tại Olympic 1938.

Trong khi đóm giải Cúp Hoàng đế thì vẫn duy trì tổ chức hằng nằm với thành phần tham dự hầu hết là đều là các CLB thuộc trường đại học, cao đẳng và trong suốt nhiều năm trước khi các giải bóng đá chuyên nghiệp ra đời thì Cúp Hoàng đế được coi là giải đấu danh giá nhất của Nhật Bản.

Dù vậy, như đã nói, do bị bóng chày “đè bẹp” nên bóng đá Nhật Bản giai đoạn 1945-1960 phát triển èo uột và không thể đấu lại những đội bóng như Miến Điện, Việt Nam Cộng Hòa, Thái Lan, Hongkong, Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Iran hay Israel (lúc này vẫn thuộc châu Á).

Chẳng hạn ở Asian Cup tổ chức lần đầu vào năm 1956 và định kỳ 4 năm/lần thì trong suốt 1 thời gian dài 38 năm từ năm 1956-1984, ĐTQG Nhật Bản không tham dự hoặc không vượt qua vòng loại. Mãi đến tận năm 1988, ĐT Nhật Bản mới lần đầu vượt qua vòng loại để vào VCK nhưng ở VCK thì họ lại đứng chót bảng sau Hàn Quốc, Iran, Qatar, UAE với vẻn vẹn 1 điểm và không ghi nổi 1 bàn thắng.

Thực ra bóng đá Nhật Bản kể từ thập kỷ 1970 về sau không còn quá yếu nhưng vấn đề vẫn là nằm ở sự quan tâm của người dân khi bóng chày cứ bao trùm lên tất cả, đẩy những môn khác trở thành thứ yếu. 

Bằng chứng là dù bỏ bê Asian Cup nhưng tại Á vận hội (Asiad hay Asian Games) khi bóng đá nằm chung trong cả đoàn thể thao thì ĐTQG Nhật Bản thi đấu không đến nỗi nào. Tại Asiad lần thứ 5 (Bangkok, 1966) giành HCĐ và 4 năm sau ở Asiad thứ 6 cũng tại Bangkok, ĐTQG Nhật đứng hạng Tư.

Điểm son lớn nhất của bóng đá Nhật là năm 1968, tuyển Nhật Bản đã giành chiếc HCĐ môn bóng đá nam tại Olympic Mexico khi vượt qua Brazil ở vòng bảng và thắng Pháp 3-1 ở tứ kết. Tuy vậy, môn bóng đá ở Olympic ngày trước chưa bao giờ được đánh giá cao vì đấy chỉ là sân chơi dành cho những cầu thủ nghiệp dư (Mỹ là đội tuyển thành công nhất Olympic với 4 lần đoạt HCV bóng đá nam)
bong da Nhat 
Trận Hàn Quốc-Nhật Bản ở vòng loại World Cup 1954. Hàn Quốc thắng chung cuộc 7-3.

Một giai thoại về bóng đá Nhật Bản mà người Việt rất hay kể lại là năm 1959, ĐT Nhật Bản sang du đấu ở Sài Gòn và thua tuyển Việt Nam Cộng Hòa 0-3. Ở buổi tiệc chiêu đãi do Tổng cuộc Túc cầu chiêu đãi thì phía đại diện của Nhật có tặng cho chủ nhà món quà lưu niệm là chiếc giày bóng đá nhỏ đúc bằng thủy tinh rồi khiêm tốn tự nhận bóng đá Nhật so với bóng đá VN cũng nhỏ bé như thế. Thực ra thì đấy chỉ là câu chuyện mang tính giai thoại được cho xuất phát từ “Lưỡng thủ vạn năng” Phạm Văn Rạng – thủ môn lừng danh châu Á thời đó kể lại, chứ chưa có nhân chứng hay báo chí thời đó xác tín.

Dù thế nào đi nữa thì đấy cũng là câu chuyện đầy tự hào vì thời đó Tuyển Miền Nam Việt Nam được xếp vào nhóm “Tứ trụ Á châu” cùng với Hàn Quốc, Miến Điện và Israel, trong khi thành tích của bóng đá Nhật Bản quả thật còn khiêm nhường hơn nửa thế kỷ trước.

Đăng Khoa (ảnh đại diện: Tuyển Nhật Bản năm 1927)

Đón xem kỳ 2: Giải vô địch bóng đá quốc gia Nhật Bản ra đời


Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Quân đội Pháp
14 giờ trước Sự kiện
Sáng 6.5 tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Quân đội Cộng hòa Pháp Sebastien Lecornu đang có chuyến thăm Việt Nam, tham dự các hoạt động kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hồ sơ bóng đá Nhật: Từ sơ khai cho đến đỉnh cao châu Á (kỳ 1)