Ngày 9.2.2018, Olympic mùa đông lần thứ 23 sẽ chính thức khai mạc tại PyeongChang (Hàn Quốc). Trong lễ diễu hành hôm nay, Việt Nam vẫn là khán giả vì chúng ta không có VĐV tham dự.

Hôm nay, Thế vận hội mùa đông khai mạc và Việt Nam vẫn vắng mặt

Anh Tú | 09/02/2018, 06:42

Ngày 9.2.2018, Olympic mùa đông lần thứ 23 sẽ chính thức khai mạc tại PyeongChang (Hàn Quốc). Trong lễ diễu hành hôm nay, Việt Nam vẫn là khán giả vì chúng ta không có VĐV tham dự.

Tại Thế vận mùa hè, người Việt Nam tham gia từ Helsinki 1952 và chúng ta đã có tấm huy chương vàng đầu tiên nhờ công của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh tại Rio năm 2016. Trong khi đó, Thế vận hội mùa đông thì sự hiện diện của Việt Nam vẫn là con số không tròn trĩnh vì trong 23 Thế vận hội mùa Đông, ta chưa hề có VĐV nào góp mặt.

Sẽ nhiều người nghĩ rằng xứ ta là nước nhiệt đới thì không cần nghĩ đến việc tham gia Thế vận hội mùa Đông. Nhưng cần hiểu rằngtranh tài ở Thế vận hội thì ngoài mục tiêu tranh huy chương còn là thể hiện tinh thần hữu nghị, sự hòa nhập của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia với thế giới. Cũng chính vì thế mà càng về sau thì Olympic mùa đông càng thu hút nhiều nước ở xứ nóng tham gia như Togo, Zimbabwe, Eritrea...

Riêng với khu vực Đông Nam Á thì tại Olympic lần này, Singapore và Malaysia lần đầu tiên có vinh dự gửi VĐV tham dự. Năm 2014 tại Sochi, Thái Lan cũng tái xuấtsau một kỳ vắng mặt (trước đó Thái Lan từng có VĐV tham dự Olympic mùa đông 2002 và 2006), Philippines cũng đánh dấu sự trở lại với Thế vận hội mùa đông sau 22 năm không có đại diện góp mặt. Ngay cả Đông Timor ở cận đườngXích đạo nhưng đã có mặt ở cả kỳ Olympic mùa Đông 2014 và lần này.

Nếu nhìn vào Sa Pa tuyết phủ trong những ngày giá rét vừa qua thì đáng ra chúng ta phải có lý dođể tham gia Olympic mùa đôngnhiều hơn là Malaysia hay Đông Timor. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa thể góp mặt tại đấu trường này là điều đáng tiếc.

Thực ra, thể thao Việt Nam đã chú ý đến việc dự các giải thể thao mùa đông trong những năm gần đây. Năm ngoái, tại Asian Winter Games ở Sapporo (Nhật), Việt Nam cũng cử 6 VĐV tham gia ở các bộ môn trượt tuyết đổ dốc, trượt tuyết băng đồng và lướt ván tuyết. Chỉ có điều khi ra sân chơi Olympic thì điều kiện hay chuẩn thành tích đòi hỏi khắt khe hơn nên VĐV Việt Nam chưa có cơ hội góp mặt. Cần phải nói thêm rằng điều kiện tập luyện cho các VĐV Việt Nam trong các môn thể thao mùa đông rất kỳ lạ. Chẳng hạn để tham gia Á vận hội mùa đông năm ngoái thì các VĐV được tập trung về xứ nóng Bình Thuận để tập trượt... cát thay cho trượt tuyết.

Chúng ta cũng có cả nhà thi đấu với mặt sân băng đủ để tranh tài một số môn mùa đông. Vận hành dĩ nhiên tốn kém nhưng còn thiết thực hơn là đầu tư cho mấy môn 'đi tắt đón đầu' kiểu võ gậy, võ que mà cả thế giới chẳng ai chơi.

Nếu chúng ta có sự đầu tư tốt hơn thì chắc hẳn việc kiếm được VĐV tham gia Thế vận hội mùa đông cũng không khó khăn. Khi đó, chúng ta có cơ hội để kể cho bạn bè thế giới nghe cảnh trượt cát thú vị không kém trượt tuyết. Biết đâu với sự quảng bá đó, các du khách nước ngoài sẽ rủ nhau sang Việt Nam để trải nghiệm cảm giác vừa trượt 'tuyết', vừa tắm nắng.

Hy vọng rằng đến Olympic mùa đông 2022 tại Bắc Kinh, trong lễ khai mạc sẽ có sự xuất hiện của đoàn thể thao Việt Nam. Đó là cách để chúng ta khẳng định sự hòa nhập mạnh mẽ với thế giới, để khẳng định trong mọi cuộc chơi của thế giới thì người Việt đều hiện diện.

Anh Tú

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hội nghị Trung ương 9 có ý nghĩa rất quan trọng
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nội dung chương trình Hội nghị Trung ương lần này tuy không nhiều đầu việc, nhưng có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa 13 chuẩn bị các văn kiện trình Đại hội 14 của Đảng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hôm nay, Thế vận hội mùa đông khai mạc và Việt Nam vẫn vắng mặt