Từ ứng dụng công nghệ và đưa nền tảng Telehealth vào hoạt động, Thủ tướng cho rằng điều này có ý nghĩa lớn với công tác điều trị, nhất là kịp thời tận dụng “giờ vàng” cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó sẽ giảm tối đa các ca tử vong.

Kết nối 100% y tế tuyến huyện, hội chẩn từ xa cứu sống được nhiều người hơn

Tuyết Nhung (tổng hợp) | 09/08/2021, 06:56

Từ ứng dụng công nghệ và đưa nền tảng Telehealth vào hoạt động, Thủ tướng cho rằng điều này có ý nghĩa lớn với công tác điều trị, nhất là kịp thời tận dụng “giờ vàng” cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó sẽ giảm tối đa các ca tử vong.

100% cơ sở y tế tuyến huyện được kết nối

Chiều 8.8, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dự lễ công bố kết nối nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% cơ sở y tế tuyến huyện, và ra mắt Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia.

Với ứng dụng này, 100% cơ sở y tế tuyến huyện đã được kết nối, góp phần xóa nhòa giới hạn giữa các tuyến, xử lý các ca bệnh khó. Đặc biệt, việc điều trị bệnh nhân COVID-19 sẽ được hội chẩn bởi các chuyên gia hàng đầu mà không nhất thiết phải chuyển lên tuyến trên.

bac_3328.jpg
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ công bố kết nối Nền tảng hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) tới 100% tuyến huyện. - Ảnh: VGP

Tại sự kiện, Thủ tướng và các đại biểu đã chứng kiến các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện kết nối hệ thống Telehealth với Bệnh viện Cần Giờ TP.HCM, Bệnh viên đa khoa Hậu Nghĩa (Long An), Bệnh viện Thuận An (Bình Dương) để hội chẩn, tư vấn điều trị cho các trường hợp mắc COVID-19 đang chuyển biến nặng.

Thủ tướng cũng đề nghị hàng chục điểm cầu tại các địa phương như Đồng Tháp, Tiền Giang, Đồng Nai, Bình Phước, Lâm Đồng, Gia Lai, Đắk Lắk, Bà Rịa-Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Yên, Nghệ An, Lạng Sơn… kết nối, trao đổi với Bệnh viện Chợ Rẫy về công tác điều trị bệnh nhân.

Theo các y, bác sĩ tại các điểm cầu, đây là một trong những giải pháp hiệu quả trong việc hỗ trợ chẩn đoán, điều trị kịp thời, hạn chế quá tải ở các bệnh viện tuyến trên và giảm bớt tiếp xúc giữa bệnh nhân với bác sĩ. Cùng với đó, giúp các y, bác sĩ tại các vùng sâu, vùng xa yên tâm, tự tin hơn trong điều trị bệnh nhân nặng.

Thủ tướng cho biết trước đó đã đề nghị Bộ TT-TT xem xét thành lập Trung tâm công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 Quốc gia, đặc biệt là việc kết nối khám chữa bệnh từ xa với tuyến huyện. Qua thử nghiệm thì giờ đây có thể yên tâm vì hệ thống đã vận hành, song cần tiếp tục hoàn thiện quy trình.

"Về lâu dài đây là hệ thống khám chữa bệnh từ xa quan trọng không chỉ đối với dịch bệnh Covid-19 mà nhiều bệnh khác. Từng bước hoàn thiện quy trình phòng, chống dịch COVID-19 từ 5K ở thời kỳ đầu thành 5K + vắc xin + thuốc điều trị + công nghệ và các biện pháp khác", Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng, vấn đề áp dụng công nghệ để chữa bệnh ở đây không chỉ là khoa học mà còn là niềm tin, tâm lý, nhân văn. Do đó, ông đề nghị Bộ Y tế có hướng dẫn thống nhất trong phân lớp, phân tầng bệnh nhân để điều trị phù hợp. Các Bộ KH-CN, TT-TT... hoàn chỉnh công nghệ, nhất là cần phát hiện những hạn chế khi áp dụng công nghệ này để việc hỗ trợ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa được thông suốt, trơn tru, hiệu quả.

Tận dụng “giờ vàng” để cứu sống người bệnh

Việc đưa nền tảng Telehealth vào hoạt động hết sức có ý nghĩa với công tác điều trị, giúp tuyến dưới có thêm kiến thức, đội ngũ y bác sĩ cùng người bệnh tự tin hơn trong điều trị và quan trọng nhất là kịp thời tận dụng "giờ vàng" cứu chữa người bệnh, giảm tải cho tuyến trên, từ đó, giảm tối đa các ca tử vong.

"Mỗi sáng ra, chúng ta cũng rất phấn khởi khi có thêm nhiều người được cứu chữa. Mỗi chiều lại, chúng ta rất buồn, rất xót xa khi nghe tin có thêm nhiều người mắc bệnh", Thủ tướng chia sẻ.

bac_3318.jpg
Thủ tướng chứng kiến các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy thực hiện kết nối hệ thống Telehealth với tuyến huyện để hội chẩn, tư vấn điều trị cho các trường hợp mắc COVID-19 đang chuyển biến nặng. - Ảnh: VGP

Về lâu dài, đây là hệ thống hạ tầng quan trọng phục vụ khám chữa bệnh từ xa, từ sớm, từ cơ sở với mọi loại bệnh tật khác, nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh, phục vụ nhân dân.

Với chủng Delta lây lan rất nhanh, rất mạnh, diễn biến dịch bệnh khó lường, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, Bộ TT-TT tiếp tục hoàn thiện nền tảng, khắc phục những điểm chưa được; hướng dẫn cụ thể, tổ chức tập huấn để các y bác sĩ tại các tuyến sử dụng thành thạo các công nghệ và ứng dụng, phát huy cao nhất hiệu quả của nền tảng hỗ trợ tư vấn.

Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện quy trình khám chữa bệnh, có hướng dẫn thống nhất về tháp điều trị "ba tầng năm lớp", nếu chữa bệnh tại nhà thì có thể thêm "tầng trệt" trong tháp điều trị.

Thủ tướng cũng yêu cầu nâng cao hơn nữa năng lực đội ngũ y tế tuyến huyện, tuyến cơ sở, tạo độ bao phủ an toàn lớn hơn cho người bệnh, nhất là trong lúc này. Thiết lập các trung tâm cấp cứu, hồi sức tích cực tại cấp huyện theo tinh thần "gọi là có", “huyện gọi là Trung ương đáp” để người bệnh không phải chuyển đi xa, nhiều người bệnh được cứu sống hơn.

Bài liên quan
Bộ Y tế ứng dụng công nghệ ở 63 tỉnh thành để 100% bệnh viện sẽ tư vấn khám, chữa bệnh từ xa
Ngày 24.12, tai Hà Nội, Văn phòng Chính phủ, Bộ Y tế tổ chức họp báo để thông tin về Chương trình chuyển đổi số Y tế quốc gia 2020 - Ehealth Vietnam Summit sẽ diễn ra ngày 29 và 30.12.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết nối 100% y tế tuyến huyện, hội chẩn từ xa cứu sống được nhiều người hơn