Chiều 25.12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Theo chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương 9, kết quả kiểm phiếu được báo cáo tại hội nghị vào sáng nay, 26.12.

Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ được báo cáo sáng nay

vov | 26/12/2018, 06:43

Chiều 25.12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư. Theo chương trình làm việc của Hội nghị Trung ương 9, kết quả kiểm phiếu được báo cáo tại hội nghị vào sáng nay, 26.12.

Tại phiên khai mạc Hội nghị lần thứ 9Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ) Đảng khóa 12 sáng 25.12, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng trình bày tờ trình của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư. Và ngay trong ngày làm việc đầu tiên 25.12, BCHTƯ đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với cácỦy viên Bộ Chính trị vàBan Bí thư khóa 12, theo SGGP.

Theo đó, hiện nay tổng số Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư có 24 người. Tuy nhiên, hội nghị lần này chỉ lấy phiếu tín nhiệm với 16 Ủy viên Bộ Chính trị và 5 thành viên Ban Bí thư. Ba trường hợp không đủ điều kiện lấy phiếu gồm: ông Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị đang nghỉ chữa bệnh dài ngày; ông Trần Cẩm Tú, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ông Trần Thanh Mẫn, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đều mới được bầu bổ sung vào Ban Bí thư ngày 9.5, chưa đủ thời gian công tác theo quy định.

VOV cho biết theo Quy định 262 của Ban Chấp hành Trung ương thì việc lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành định kỳ vào năm thứ 3 (năm giữa nhiệm kỳ đại hội đảng bộ các cấp).

Nội dung lấy phiếu tín nhiệm tập trung vào phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực thực tiễn.

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống gồm có: Lập trường, quan điểm, tư tưởng chính trị trong thực hiện đường lối, nghị quyết của Đảng; việc chấp hành nguyên tắc, quy định của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; Tinh thần trách nhiệm trong công việc; thái độ phục vụ nhân dân; chấp hành sự phân công của tổ chức; Việc chống tham nhũng, trục lợi cá nhân; sự gương mẫu của bản thân và vợ, chồng, con về đạo đức, lối sống và chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; Uy tín trong cán bộ, đảng viên và nhân dân…

Còn năng lực thực tiễn thể hiện qua kết quả lãnh đạo cụ thể hóa đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào lĩnh vực được phân công; Tính năng động, quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong lãnh đạo, điều hành; năng lực dự báo, xử lý tình huống khó, phức tạp trong phạm vi phụ trách.

Kết quả, chất lượng tham mưu, đề xuất về lĩnh vực được phân công phụ trách cũng cần phải thể hiện rõ bên cạnh khối lượng, chất lượng, hiệu quả công việc theo chức trách, nhiệm vụ được giao; mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực thuộc trong phạm vi phụ trách.

Đối với Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư thì Ban Tổ chức Trung ương chuẩn bị phiếu tín nhiệm. Phiếu tín nhiệm có danh sách Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư; tiêu chí lấy tín nhiệm và có đóng dấu treo của Ban Chấp hành Trung ương; đề xuất thành phần nhân sự Ban Kiểm phiếu.

Trên phiếu tín nhiệm ghi rõ họ tên, chức vụ của người được lấy phiếu tín nhiệm kèm theo các ô tương ứng với các mức độ: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm", "tín nhiệm thấp".

Điều 11 về sử dụng kết quả phiếu tín nhiệm của Quyết định 262 nêu rõ, kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để tham khảo trong đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ.

Những người có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp cần được xem xét đưa ra khỏi danh sách quy hoạch các chức vụ cao hơn khi rà soát, bổ sung quy hoạch và xem xét bố trí, sắp xếp công tác phù hợp.

Còn những người có từ 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp trở lên cần kịp thời xem xét, nếu xét thấy không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thì cho từ chức hoặc cho thôi giữ chức vụ để bố trí công tác khác, không chờ hết nhiệm kỳ, hết tuổi công tác.

P.V
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Nâng cao nhận thức về vai trò của sáng tạo và đổi mới sáng tạo
35 phút trước Khoa học - công nghệ
Ngày 21.4 hằng năm được Liên Hợp Quốc chọn là Ngày Sáng tạo và đổi mới sáng tạo thế giới.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm 21 Ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư sẽ được báo cáo sáng nay