Theo TS Giáp Văn Dương – CEO Học viện Khởi nghiệp Việt Nam, chưa bao giờ khởi nghiệp sáng tạo trên nền công nghệ IoT dễ và thuận lợi như bây giờ. Vấn đề còn lại là các bạn trẻ có khả năng thương mại hóa sản phẩm của mình hay không mà thôi.

Khởi nghiệp sáng tạo đang rất thuận lợi với IoT

Thu Anh | 12/06/2017, 14:58

Theo TS Giáp Văn Dương – CEO Học viện Khởi nghiệp Việt Nam, chưa bao giờ khởi nghiệp sáng tạo trên nền công nghệ IoT dễ và thuận lợi như bây giờ. Vấn đề còn lại là các bạn trẻ có khả năng thương mại hóa sản phẩm của mình hay không mà thôi.

Trước làn sóng khởi nghiệp sáng tạo trên nền công nghệ IoT, báo Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi cùng TS Giáp Văn Dương - CEO Học viện Khởi nghiệp Việt Nam xoay quanh vấn đề này.

-Thưa ông, trong thời đại công nghiệp 4.0, IoT sẽ có những tác động như thế nào tới mọi mặt của Việt Nam?

-TS Giáp Văn Dương: IoT là viết tắt của chữ “Internet of things” - kết nối vạn vật với nhau để tạo ra một mạng lưới liên thông, chia sẻ và làm việc cùng nhau. Vấn đề đặt ra: Kết nối để làm gì? Kết nối để tạo ra “một thế giới” chung, nhờ đó mà tạo ra sức mạnh, tạo ra giá trị mới mà khi mỗi người, mỗi vật đứng riêng lẻ không có được.

Bằng chứng của sức mạnh có được nhờ kết nối chính là mạng Internet mà chúng ta đang sử dụng. Khi các máy tính kết nối với nhau để tạo thành mạng Internet thì sức mạnh của một máy tính tăng lên gấp bội nhờ khả năng chia sẻ thông tin giữa chúng.

Giờ đây, một người ở bất cứ nơi nào trên thế giới, cũng có thể truy nhập được vào kho thông tin và tri thức chung của nhân loại nhờ Internet. Sự ra đời của Internet đã tạo ra nhiều ngành công nghệ và kinh tế mới.

Nhưng sự kết nối thành mạng lưới này sẽ không chỉ dừng ở máy tính, mà còn có thể mở rộng ra vạn vật và cả con người, mà IoT là một xu hướng. Với Việt Nam, IoT lại càng trở nên quan trọng bởi nó còn tương đối mới trên thế giới và Việt Nam có thể nhập cuộc được trong khi Internet và các trào lưu công nghệ trước đó, Việt Nam hoàn toàn ngoài cuộc.

Về tác động, có thể hình dung rằng, IoT sẽ giúp Việt Nam tăng năng suất lao động rất nhanh nhờ tự động hóa sản xuất và quản lý, đặc biệt trong các ngành đặc thù như nông nghiệp và bán lẻ. Vấn đề lớn nhất mà kinh tế Việt Nam phải đương đầu chính là năng suất lao động hiện còn quá thấp, thúc đẩy tăng năng suất lao động chính là chìa khóa để Việt Nam phát triển.

Tuy nhiêu, điều này chỉ có thể xảy ra nếu có một nhóm đủ lớn sẵn sàng dấn thân khởi nghiệp để phát triển sản phẩm, phát triển giải pháp, tìm ra thị trường và thương mại hóa sản phẩm của mình. Nhờ đó mà IoT đi vào mọi ngõ ngách của cuộc sống.

IoT được ứng dụng trong những thiết bị trong hệ thống Nhà thông minh - Ảnh: Thu Anh

-Theođiều tra của Microsoft, giới trẻ Việt Nam đang rất kỳ vọng IoT sẽ thay đổi tương lai của họ. Quan điểm của ông như thế nào trước suy nghĩ này của các bạn trẻ?

-Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này. IoT sẽ là cuộc chơi mới của giới trẻ. Trong cuộc chơi này, giới trẻ Việt Nam có nhiều cơ hội hơn các cuộc chơi công nghệ trước đó, một phần vì các công nghệ nền tảng đã tạm đủ để triển khai IoT, mặt khác do IoT cũng còn rất mới trên thế giới.

Quan trọng hơn hết, IoT ứng dụng cho rất nhiều hệ thống đặc thù, có tính địa phương như ứng dụng trong nông nghiệp thông minh sẽ cần kiến thức về nông nghiệp, thổ nhưỡng và thời tiết địa phương nên tôi tin một bạn trẻ Việt Nam sẽ làm tốt hơn một bạn trẻ ở Mỹ.

-Theo ông, khi khởi nghiệp sáng tạo trong nền tảng công nghệ IoT, các bạn trẻ thường gặp phải những khó khăn gì và làm thế nào để các bạn trẻ có thể vượt qua được những khó khăn đó?

-Khi khởi nghiệp công nghệ nói chung, các bạn thường gặp nhiều loại rào cản khác nhau. Người xuất thân từ kỹ thuật thì gặp rào cản về quản lý, về bán hàng; người xuất thân từ ngành kinh doanh thì lại gặp rào cản công nghệ; người giỏi một chuyên ngành cụ thể nào đó thì lại không biết thương mại hóa sản phẩm… và khởi nghiệp IoT cũng không ngoại lệ.

Nhưng với sự hỗ trợ của V-SYS logic và phần cứng đi kèm, giờ đây việc lập trình và phát triển các hệ thống IoT trở nên rất đơn giản. Bất cứ người nào cũng có thể học V-SYS trong 1-2 giờ là thành thạo và trợ lý ảo còn giúp cho họ lập trình nhanh hơn. Lúc đó, chỉ cần bạn có ý tưởng, có quy trình, tức biết mình cần phải làm gì và làm thế nào; một bà nội trợ hay một bác nông dân, cũng có thể lập trình cho hệ thống IoT của chính mình.

Tôi cho rằng chưa bao giờ khởi nghiệp sáng tạo trên nền công nghệ IoT lại dễ như bây giờ. Vấn đề còn lại là bạn có khả năng thương mại hóa sản phẩm của bạn hay không mà thôi.

Robot tự sản xuất bằng máy in 3D - Ảnh: Thu Anh

-Trong thời gian tới Việt Nam, TS Timothy Chou có nhận định: "Việt Nam nên đầu tư vào đào tạo kỹ sư phần mềm IoT thay vìđào tạo 1 triệu kỹ sư gia công phần mềm". Quan điểm của ông như thế nào trước nhận định này? Và trong vai trò CEO của Học viện Khởi nghiệp, ông cùng các cộng sự của mình sẽ có những chương trình đào tạo nguồn nhân lực như thế nào cho lĩnh vực IoT?

-Tôi hoàn đồng ý với ý kiến này. Gia công phần mềm là lĩnh vực quá vất vả, lợi nhuận lại rất thấp, rất ít sự sáng tạo. Chỉ có tự phát triển các sản phẩm, các giải pháp công nghệ mới và làm chủ nó thì mới có thể tạo ra giá trị lớn. Trong đó, phát triển các hệ thống IoT là một trường hợp đầy hứa hẹn.

Chính vì thế, Học viện Khởi nghiệp đã chọn IoT là hướng đi chính cho đào tạo công nghệ. Bên cạnh việc đào tạo ra những con người có khả năng làm chủ, thay vì làm công, chúng tôi trang bị công nghệ IoT cho các học viên để họ bước vào thế giới của công nghệ, bước vào công nghiệp 4.0 nhanh nhất và rẻ nhất, cả về thời gian lẫn chi phí.

Với những gì chúng tôi có, cụ thể là ngôn ngữ V-SYS và phần cứng đi kèm, bất cứ một bạn trẻ nào giờ đây, chỉ cần đủ muốn, cũng có thể tự phát triển các hệ thống IoT chỉ sau một khóa học ngắn hạn 2 ngày.

Ngoài ra, chỉ cần người đó có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực mình muốn khởi nghiệp, có quy trình giải quyết vấn đề, hoặc có ý tưởng kinh doanh khả thi, chúng tôi sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng người đó.

Khởi nghiệp sáng tạo trên nền công nghệ IoT vì thế, chưa bao giờ thuận lợi như bây giờ.

Thu Anh (thực hiện)
Bài liên quan
UnioTech tuyên bố phá vỡ sự độc quyền của Windows trong chiến dịch Trung Quốc tự lực về công nghệ
Theo các chuyên gia trong ngành, Trung Quốc đang đạt được tiến bộ ổn định về phát triển chip và hệ điều hành nội địa nhằm giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài khi đang chịu nhiều lệnh trừng phạt của Mỹ.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: Người Việt có gien về KH-CN, là lợi thế để phát triển ngành bán dẫn
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Mạnh Hùng cho hay Việt Nam có nhiều lợi thế về công nghiệp bán dẫn, trong đó đáng chú ý là người Việt có gien về khoa học công nghệ. Lợi thế này không kém gì lợi thế về địa chính trị.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Khởi nghiệp sáng tạo đang rất thuận lợi với IoT