Vận tải cơ Y-20 cùng chiến đấu cơ tàng hình J-31 được không quân Trung Quốc (APLA) giới thiệu tại Cuộc triển lãm hàng không Zhuhai (tỉnh Quảng Đông) từ ngày 11 đến 16.11, có sự chứng kiến của các quan chức cấp cao Mỹ.

Không quân Trung Quốc dùng vận tải cơ Y-20 đến biển Đông làm gì?

Một Thế Giới | 11/11/2014, 17:23

Vận tải cơ Y-20 cùng chiến đấu cơ tàng hình J-31 được không quân Trung Quốc (APLA) giới thiệu tại Cuộc triển lãm hàng không Zhuhai (tỉnh Quảng Đông) từ ngày 11 đến 16.11, có sự chứng kiến của các quan chức cấp cao Mỹ.

Cuộc triển lãm này còn có tên Airshow China, trùng thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) vốn có sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama, từ ngày 10 đến 11.11.

Y-20 đưa quân đến các vị trí chiến lược trên biển Đông

Đây là một nỗ lực khác để Trung Quốc (TQ) phô trương sức mạnh quân sự tại châu Á. Giáo sư trợ giảng Wang Guoxiang của Viện khoa học xã hội Bắc Kinh nói: “Y-20 sẽ có ý nghĩa lớn cho chiến lược quân sự. Y-20 sẽ giúp tiết kiệm tiền xây dựng quân sự ở các vị trí chiến lược trên biển Hoa Đông và biển Đông, do nó có thể chở quân và vũ khí thật hiệu quả”.

Ông còn nói TQ có thể dùng chiếc vận tải cơ cỡ lớn này để sơ tán người khỏi những điểm nóng, thay vì sử dụng các chiếc máy bay dân sự nhỏ và yếu hơn. Nhưng ông nói không quân TQ chưa quyết có nên mua J-31 hay không.

Airshow China nay là triển lãm thương mại- quốc phòng lớn nhất thế giới, với 700 công ty quốc phòng tiếp thị sản phẩm xuất khẩu mới.

Vận tải cơ Y-20 do chi nhánh Thành Đô của AVIC sản xuất cho Quân đội giải phóng nhân dân TQ (PLA) để cạnh tranh với các đối tác phương tây.

Phó tổng giám đốc AVIC Geng Ruguang nói trong cược cuộc họp báo hôm 10.11: chiếc Y-20 sẽ có cơ hội so sánh với các vận tải cơ của những nước khác, như IL-76 của Nga và C-17 của Mỹ.

Chiếc Y-20 được cho là rộng hơn chiếc IL-476 (bản sao hiện đại của IL-76) và công nghệ tiên tiến hơn chiếc IL-76 của Nga.

Nhưng chiếc Y-20 sử dụng động cơ do công ty Aviadvigatel (Nga) sản xuất, kém hiệu quả hơn các vận tải cơ Mỹ do các hãng như General Electric, Pratt & Whitney hoặc  Rolls-Royce sản xuất.
Van tai co Y-20
Chiếc Y-20 thả dù hàng hậu cần tiếp tế
J-31 là một trong 2 chiến đấu cơ thế hệ mới của TQ được đưa tới Airshow 2014. J-31 do chi nhánh Shenyang của Tập đoàn công nghệ hàng không TQ (AVIC) sản xuất, là một bài thuốc thử về khả năng sản xuất công nghệ quốc phòng hiện đại của TQ.

J-31 sẽ bay biểu diễn trong các ngày 11, 12 và 15.11. Cho đến nay, nó được giữ bí mật, khi sản suất sẽ tăng sức mạnh cho việc bành trướng không-hải phận tại châu Á, và làm đối trọng với thế thượng phong quân sự-kinh tế của Mỹ từ hàng chục năm nay tại khu vực này.

Nhưng nhà nghiên cứu Richard Bitzinger của Viện nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam (Singapore) nói: “Xem ra đây là chiến đấu cơ thế hệ 5, mà cho đến nay chỉ có Mỹ mới có thể sản xuất. Nên theo một cách nào đó, đây là một cách tạo ấn tượng bề ngoài”.

Ông lưu ý kinh phí quốc phòng TQ đã tăng đáng kể, năm 1997 chỉ là 7 tỉ USD nhưng năm 2014 đã là 150 tỉ USD, “và có thể cao hơn nữa”. 

Nhà nghiên cứu Robert C. Michelson của Viện nghiên cứu kỹ thuật bang Georgia (Mỹ) cũng nói:

“Tôi nghi đây chỉ một vụ khoe J-31 để tạo ấn tượng với thế giới”. Nhưng ông lưu ý công nghệ quốc phòng TQ chưa được thử lửa trong chiến tranh, và những gì thể hiện ở Airshow China chưa chắc chỉ rõ khả năng thật sự của món hàng. 

Sử dụng động cơ Nga, “nhái hàng” Mỹ?

Việc Trung Quốc tự sản xuất khí tài quân sự khiến đặt dấu hỏi về nguy cơ vay mượn công nghệ nước khác.

Hồi tháng 7, TQ đã cử một tàu do thám đến Hawaii, nơi tàu hải quân TQ lần đầu tiên tham gia một cuộc tập trận quốc tế trên biển lớn nhất thế giới do Mỹ dẫn đầu. TQ cũng đã tăng chi quốc phòng năm 2014 lên 12,2 %, đạt 808,2 tỉ Nhân dân tệ (132 tỉ USD).

Bộ Quốc phòng TQ không trả lời các câu hỏi về công nghệ của chiếc J-31. Nhưng việc sợ bị ăn cắp công nghệ là lý do Hàn Quốc rút khỏi Airshow China.

Theo Bộ Quốc phòng Hàn, vì “lý do nội bộ”, đội máy bay biểu diễn nhào lộn Đại bàng Đen của không quân Hàn không đến dự triển lãm.

Đội biểu diễn này sử dụng chiếc T50 Golden Eagle, do LMT và Cơ quan kỹ nghệ hàng không Hàn cùng sản xuất.

Nhưng quân sự Mỹ lần đầu tiên tham dự Airshow China. Tướng Lori Robinson là chỉ huy không quân Mỹ tại Thái Bình Dương sẽ đại diện lực lượng này, cùng 15 nhân viên và một chiếc vận tải cơ quân sự Boeing C-17 Globemaster III.

Bộ chỉ huy quân Mỹ tại Thái Bình Dương cho biết: dù tham gia các triển lãm, Mỹ vẫn tôn trọng an ninh các nước trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, quảng bá khí tài có thể hoạt động liên chính phủ, và thể hiện khả năng chiến đấu cơ động của quân đội Mỹ.

Ông Larry Wortzel, một thành viên Ủy ban giám sát an ninh-kinh tế Mỹ-Trung, hồi tháng 7.2013 đã báo cáo Hạ viện Mỹ:

“Một số báo cáo của Mỹ cho biết từ năm 2007, điệp viên mạng TQ đã liên tục xâm nhập mạng lưới của các nhà thầu sản xuất chiến đấu cơ F-35 Joint Strike Fighter là Lockheed Martin (LMT), Northrop Grumman và BAE Systems, và trộm các kế hoạch thiết kế của họ”.

Hiện chỉ có 5 kiểu chiến đấu cơ thế hệ 5 là F-22 Raptor và F-35 Lightning II của Mỹ, T-50 (PAK FA) của Nga  và J-20 cùng J-31 của TQ.

Chiến đấu cơ thế hệ 5 bắt đầu được sử dụng bằng chiếc F-22 Raptor của Mỹ hồi năm 2005, theo tạp chí quốc phòng IHS Jane’s.

Các chiếc này giảm được tầm kiểm soát của radar, và có khả năng bay với tốc độ siêu thanh, dù chưa có nhiều thông tin về J-31 ngoài việc chúng sử dụng động cơ Nga, theo ông Bitzinger.

Trưởng đoàn Nga Sergey Kornev dự triển lãm Airshow China xác nhận với hãng tin RIA Novosti: J-31 sẽ trang bị động cơ turbin khí RD-93 do các công ty Nga thiết kế và lắp ráp.

Ông Kornev là lãnh đạo ban xuất khẩu khí tài không quân của tập đoàn quốc phòng  Rosoboronexport, nói: “J-31 với động RD-93 có thể xuất khẩu, có khả năng cạnh tranh với chiếc F-35 của Mỹ tại các thị trường khu vực".

RD-93 là bản sửa của động cơ RD-33, được Cục thiết kế Klimov thiết kết từ năm 1968 đến 1985 cho thế hệ chiến đấu cơ MiG-29.  

Ban đầu, RD-93 được Klimov thiết kế riêng cho chiến đấu cơ đa năng một động cơ hạng nhẹ FC-1 Xiaolong (còn gọi là JF-17 Thunder). Chiếc này được Pakistan cùng TQ sản xuất, trở thành chiến đấu cơ số 1 của không quân Pakistan.

Van tai co Y-20
Động cơ J-31 

Một số chuyên gia đã lưu ý sự giống nhau của chiếc J-31 với chiếc F-35, và gợi ý rằng chiếc J-31 được APLA sản xuất với mẫu thiếu kế F-35.

Ông Bitzinger nói trông vẻ ngoài J-31 thì lộ ra nhiều khuyết điểm, như chiếc này có hai động cơ, trong khi F-1có một động cơ: “Về truyền thống, TQ phải dùng thêm một động cơ, vì động cơ của họ không đủ mạnh. Đó là một tín hiệu cảnh báo ngay đó”.

Ông cẩn thận nói thêm: “Việc nó giống F-35 không có nghĩa nó sẽ hoạt động như F-35, chúng ta hãy nhớ điều này”.

J-31 được cho là cùng cỡ với F-35, nhưng động cơ nhỏ hơn, thân dẹp hơn và đồng nghĩa có vũ khí nhỏ hơn F-35.

Chiếc F-22 của LMT (hiện là chiến đấu cơ tàng hình đang hoạt động duy nhất của thế giới) cũng có hai động cơ, nhưng đủ mạnh để đẩy máy bay bay nhanh hơn tốc độ âm thanh mà không phải dùng đến thùng chất đốt phụ tiếp thêm nhiên liệu. 

Trần Trí (theo New York Times, Bloomberg)

Bài liên quan
Ông Trump sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp về tiền ảo ngay sau khi nhậm chức
Tờ The Washington Post dẫn nguồn tin tiết lộ Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump dự kiến ban hành sắc lệnh hành pháp liên quan tiền ảo ngay ngày đầu tiên sau khi nhậm chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Không quân Trung Quốc dùng vận tải cơ Y-20 đến biển Đông làm gì?