Không được Cục NTBD cấp phép dự thi Hoa hậu Liên lục địa 2018, Lê Âu Ngân Anh tuyên bố vẫn đi thi và ủy quyền cho luật sư làm hồ sơ khởi kiện Cục.
Trong công văn số 806 ngày 10.12.2018 củaCục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) do Phó cục trưởng Lê Minh Tuấn ký cónội dung từ chối cấp phép cho Lê Âu Ngân Anh tham dự cuộc thi Miss Intercontinental 2018, với lý do: Công ty TNHH MTV Võ Việt Chung đã không hủy bỏ kết quả thi đối với Lê Âu Ngân Anhvì theo quan điểm của Cục NTBDlà Lê Âu Ngân Anh vi phạm quy chế thitheo yêu cầu của Cục NTBD, do đóCục NTBD không có căn cứ để chấp nhận hồ sơ của Lê Âu Ngân Anh.
Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình, Lê Âu Ngân Anh đã ủy quyền cho luật sư riêng làm hồ sơ khởi kiện Cục NTBD về quyết định hành chính ở văn bản số 806 ngày 10.12.2018 của Cục NTBD, với lý do đólà một quyết định hành chính trái luật đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến các quyền và lợi ích hợp pháp của cô. Theo cô, văn bản này là vô hiệu và vì thế cô vẫn quyết định tham dự cuộc thi Miss Intercontinental 2018 diễn ra tại Philippines vào cuối tháng 1.2019.
Ngân Anh khẳng định rằng khi đối chiếu với quy đinh của pháp luật hiện hành, côhoàn toàn đáp ứng được đầy đủ các điều kiện đặt ra đối với người muốn tham gia cuộc thi Miss Intercontinental 2018.
Luật sư Lê Văn Thiệp cho rằng Ngân Anh là một công dân Việt Nam nên hoàn toàn có quyền khởi kiện bất cứ một văn bản hành chính nào không phù hợp của các cơ quan hành chính nhà nước
Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, luật sưLê Văn Thiệp (Văn phòng luật sư Toàn Cầu,Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết chiếu theo quy định của pháp luật, bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào đều có quyền kiện những quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của các cơ quan nhà nước nếu thấy điều đó không hợp lý.
"Ngân Anh hoàn toàn có quyền kiện quyết định hoặc văn bản hành chính nào đó của Cục NTBD thuộc Bộ VH-TT-DL vì đó là một cơ quan hành chính của nhà nước theo quy định của pháp luật đối với các công dân.Tuy nhiên việc quyết định đúng hay sai trong vấn đề này thì lại phụ thuộc vào các giấy tờ pháp lý cũng như chứng cứ mà cả haibên cung cấp cho tòa án, và quyết định đúng - saicuối cùng thuộc về Hội đồng xét xử khi thụ lý vụ việc này".
Trước câu hỏi khi có văn bản của Cục NTBD đề nghị hủy bỏ kết quả cuộc thi "Hoa hậu đại dương" thì ban tổ chức có buộc phải tuân theo hay không,luật sư Thiệp nóiviệc hủy kết quả có được hay không lại phụ thuộc vào rất nhiều vấn đề. "Ví dụ Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáochỉ quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về thi người đẹp và người mẫu đối với đơn vị tổ chức cuộc thi khi có hành vi “Đưa thí sinh dự thi người đẹp, người mẫu không đủ các điều kiện theo quy định”. Theo đó, mức xử phạt dành cho hành vi này là phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Theo quy định tại điều 19 Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, điều 6 Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL thì điều kiện của thí sinh dự thi người đẹp là bắt buộc phải có vẻ đẹp tự nhiên (chưa thực hiện phẫu thuật thẩm mỹ).
Nếu thí sinh Lê Âu Ngân Anh có phẫu thuật thẩm mỹ trước khi thi Hoa hậu và Ban tổ chức vẫn cho phép thí sinh này tiếp tục dự thi và còn giành ngôi vị cao nhất là đã vi phạm quy định tại điều 14 Nghị định 158/2013/NĐ-CP.
Luật sưLê Văn Thiệp trả lời câu hỏi của PV báo điện tử Một Thế Giới
Hiện tại, về mặt pháp luật hiện hành, từ Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL ngày 24.3.2016 của Bộ trưởng bộ VH-TT-DL quy định chi tiết việc thi hành một số điều của Nghị định số 79/2012/NĐ-CP, Nghị định số 15/2016/NĐ-CP cho đến Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, có thể nói không có bất kỳ quy định nào của pháp luật về việc Ban tổ chức các cuộc thi người đẹp, người mẫu phải hủy bỏ kết quả cuộc thi người đẹp, người mẫu khi thí sinh đạt danh hiệu trong các cuộc thi đó vi phạm quy chế.Mặc dù vậy, điều 21 Nghị định 79/2012/NĐ-CP và điều 7 Thông tư số 01/2016/TT-BVHTTDL đã quy định rõ, hồ sơ xin cấp giấy phép tổ chức cuộc thi người đẹp, người mẫu phải có đề án tổ chức cuộc thi trong đó nêu rõ thể lệ, quy chế cuộc thi.
Căn cứ vào thể lệ, quy chế này sẽ có căn cứ để xử lý các trường hợp vi phạm thể lệ, quy chế của cuộc thi. Từ đó có thể thấy, quyền tước danh hiệu này phụ thuộc vào Ban tổ chức cuộc thi. Nếu quyền cao nhất là ban tổ chức không tước vương miện của chính Lê Âu Ngân Anh thì vương miện cũng như danh hiệu của cô ấy vẫn được giữ nguyên.
"Về luật, cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép thì cơ quan đó có quyền thu hồi giấy phép đó. Nhưng đối với việc thu hồi danh hiệu Hoa hậu, phải phụ thuộc vào quy chế, thể lệ do Ban tổ chức cuộc thi ban hành, nên về mặt pháp luật hiện hành chưa có quy định nào cho phép Bộ VH-TT-DL hay Cục NTBD thu hồi danh hiệu Hoa hậu cả. Điều này phụ thuộc vào ý thức của chính người đó, nếu bản thân họ biết họ phẫu thuật thẩm mỹ là đã vi phạm pháp luật khi tham dự cuộc thi rồi, điều đó không chỉ ảnh hưởng uy tín cuộc thi mà còn là sự công bằng cho các thí sinh khác" - luật sư Thiệp đưa ra quan điểm của mình.
Dạ Thảo