Tuyến đường sắt trị giá 7 tỉ USD nối Trung Quốc với Lào đã hoàn thành một nửa và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021 trong bối cảnh có nhiều lo ngại “bẫy nợ” từ dự án.

Liên kết đường sắt 7 tỉ USD Trung-Lào và nỗi lo 'bẫy nợ'

Hoàng Vũ | 22/03/2019, 08:41

Tuyến đường sắt trị giá 7 tỉ USD nối Trung Quốc với Lào đã hoàn thành một nửa và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2021 trong bối cảnh có nhiều lo ngại “bẫy nợ” từ dự án.

Tổng giám đốc Đường sắt Lào Somsana Ratsaphong cho biết, tuyến đường sắt nối Viêng Chănvới Côn Minhdự kiến sẽ đượcvận hành từ tháng 12.2021. Các chuyến tàu trên tuyến đường sắt nàycó thể di chuyển với tốc độ 160 km/h với giá vé từ20 USD/chuyến.

Dự án trị giá7 tỉUSDnày thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng dọc theo “Con đường tơ lụa” thời cổ đại từ Trung Quốc đến châu Phi và sang châu Âu. Sáng kiến này đã nhận được460 tỉUSDtiền đầu tư từ khi công bố năm 2013.

Sau khi hoàn thiện, dự án đường sắt trên sẽ kết nối với một tuyến đường sắt khác tới Bangkok và chạy xuống phía nam dọc theo bán đảo Malayđể tới Singapore.

Chính phủ Trung Quốc sẽ tài trợ 70% chi phí dự án, trong khi Lào sẽ trả 30% còn lại thông qua các khoản vay từ các tổ chức tài chính của Trung Quốc. Nền kinh tế số hai thế giớicũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Lào tính đến năm 2016 với số tiền đầu tư lên tới 5,4 tỉUSD kể từ năm 1989.

“Đối với một nền kinh tế với dân số chỉ khoảng 6,8 triệu người, đó là điều tốt cho chúng tôi (Lào) khi tận dụng nguồn nhân lực và tài chính từ Trung Quốc”, Tổng giám đốc Đường sắt Lào Ratsaphong nói tại một hội thảo đường sắt châu Á-Thái Bình Dương ở Hong Kong.

Ông Ratsaphong cho biết, các khoản vay của Lào với Trung Quốc sẽ được miễn lãi suất trong một giai đoạn, và lãi suất hàng năm trong vòng 30 năm là 2%.

Theo SCMP, điều khoản cho vay này đã làm dấy lên mối lo ngại rằng các nước đang phát triển có nguy cơ bị rơi vào “bẫy nợ” vì phải gồng gánh số nợ quá lớn và mất rất lâu để trả lại.

Thủ tướng Malaysia Mahathir Mohamad - một trong những ngườichỉ trích mạnh mẽ nhất các khoản vay khổng lồ từ Trung Quốc, đã chỉ đạo chính phủ hủy bỏ dự án đường sắt trị giá 20 tỉUSD ở bờ biển phía đông Malaysia hồi cuối tháng 1, vì không bằng lòng với chi phí xây dựng kèm theo các điều khoản cho vay của các ngân hàng Trung Quốc.

Trước đó, Sri Lanka vào năm 2017 đã cho Trung Quốc thuê cảng Hambantota của nước này theo hợp đồng kéo dài 99 năm sau khi không đủ khả năng thanh toán các khoản vay cho dự án cảng trị giá 1,5 tỉUSD.

Hoàng Vũ (theo SCMP)
Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Liên kết đường sắt 7 tỉ USD Trung-Lào và nỗi lo 'bẫy nợ'