Với tỷ lệ thuế phí ăn vào lợi nhuận lên tới 40%, hầu hết các doanh nghiệp đều đề xuất hoãn hoặc giảm mức điều chỉnh tăng lương tối thiểu hàng năm. Trong khi đó quan điểm của các cơ quan chức năng là lương tối thiểu ít nhất phải đảm bảo cho người lao động mức sống tối thiểu, và ở thời điểm hiện tại thì mới chỉ đáp ứng được 80-90% mức sống tối thiểu cho người lao động. Vậy cụ thể thì đó là lỗi của ai?

Lương tối thiểu chỉ đáp ứng 80-90% mức sống tối thiểu: Lỗi tại ai?

Nhàn Đàm | 03/08/2016, 16:26

Với tỷ lệ thuế phí ăn vào lợi nhuận lên tới 40%, hầu hết các doanh nghiệp đều đề xuất hoãn hoặc giảm mức điều chỉnh tăng lương tối thiểu hàng năm. Trong khi đó quan điểm của các cơ quan chức năng là lương tối thiểu ít nhất phải đảm bảo cho người lao động mức sống tối thiểu, và ở thời điểm hiện tại thì mới chỉ đáp ứng được 80-90% mức sống tối thiểu cho người lao động. Vậy cụ thể thì đó là lỗi của ai?

Cứ đến thời điểm này hàng nămthì lại nổi lên một trong những vấn đề đau đầu nhất đối với nền kinh tế và các doanh nghiệp Việt Nam: xét duyệt tăng lương tối thiểu cho người lao động. Đã nhiều năm nay, câu chuyện tăng lương tối thiểu (LTT) vẫn luôn được xem là một cuộc chiến giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng như Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); Hội đồng tiền lương quốc gia và Tổng Liên đoàn lao động (TLĐLĐ), khi các doanh nghiệp chủ trương điều chỉnh lại cách tính toán tăng LTT hàng năm cho hợp lý hơn thay vì tốc độ tăng bình quân hàng năm được đánh giá là khá bất cập hiện nay.

Sau khá nhiều tranh luậncăng thẳng,cuối cùng mức điều chỉnh tăng LTT cho năm 2017 cũng đã được thông qua. Cụ thể, chiều 2.8, Hội đồng tiền lương quốc gia đã chốt phương án tăng LTT cho năm 2017, theo đó mức lương tăng bình quân cho cả 4 vùng là 7,3%. Đây được xem là kết quả trung hòa cho sự chênh lệch và khác biệt về quan điểm giữa các bên liên quan: TLĐLĐ đề xuất mức tăng 12,4%, trong khi đó Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất phương án tăng 4-5%, còn hầu hết các doanh nghiệp trong các hiệp hội như dệt may, da giày, thủy hải sản thì đề xuất không tăng. Dù đây được xem là kết quả trung hòa giữa quan điểm của các bênnhưng có vẻ như nó vẫn không tạo ra được sự hài lòng của các bên liên quan. Phát biểu về kết quả tăng LTT 7,3% trong năm 2017, Bộ LĐTB&XH cho rằng, LTT hiện nay mới chỉ đáp ứng được 90% mức sống tối thiểu cho người lao động mà thôi. Còn theo quan điểm của TLĐLĐ thìkhông tăng LTT hoặc chỉ tăng 5% là quá tệ bạc với người lao động, và lẽ ra cần phải tăng ít nhất là trên 10% mới hợp lý. Vậy thìtrong câu chuyện này, ai mới là người đúng?

Nhìn bề ngoàithì có vẻ như lỗi thuộc về các doanh nghiệp, khi mức LTT mà người lao động nhận được hiện còn không đủ để đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu. Tuy nhiên nếu nhìn nhận vấn đề một cách sâu xa hơn, thì mọi chuyện lại không đơn giản như vậy. Những khúc mắc chủ đạo giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng về vấn đề tăng LTT trong nhiều năm qua, chủ yếu nằm ở cách tính toán cũng như nhận thức về LTT có sự khác biệt đáng kể giữa hai bên.

Một thực tế là LTT không phải là một tiêu chí quá xa lạ trên thế giới, khi hiện tại đang có tới 90% các nước đang duy trì hệ thống LTT và sử dụng LTT như một công cụ quan trọng để điều tiết thị trường lao động và để bảo vệ những người lao động lương thấp dễ bị tổn thương. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất trong cách tính toán LTT giữa Việt Nam và thế giới làViệt Nam dùng LTT làm căn cứ xây dựng thang, bảng lương và đóng các khoản bảo hiểm. Vì vậy, khi tăng LTT tối thiểu ở Việt Namthì nó còn kéo theo hàng loạt các khoản tăng khác, mà khá nhiều các khoản tăng đi kèm đó lại không đến được tay người lao động ngay lập tức.

Đó là lý do vì sao xảy ra một nghịch lý trong nền kinh tế Việt Nam, đó là LTT được điều chỉnh tăng liên tục (bình quân giai đoạn 2006-2015 LTT tăng khoảng 15%/năm) nhưng thu nhập thựccủa người lao động lại có xu hướng giảm đi, do mức đóng bảo hiểm tăng cao hơn trong khi giá cả các mặt hàng tiêu dùng tăng theo LTT. Nói cách khác, tổng mức chi trả của các doanh nghiệp cho người lao động hiện tại không hề thấp, chỉ có điều là tỷ lệ trích đóng vào bảo hiểm và cáckhoản phụ trợ khác có vẻ như đang hơi cao, khiến cho thu nhập thực của người lao động không tăng thêm.

Và đó mới là điểm mấu chốt trong cuộc tranh cãi kéo dài giữa các doanh nghiệp và các cơ quan chức năng như Bộ LĐTB&XH. Các doanh nghiệp thì cho rằng tỷ lệ đóng bảo hiểm và các khoản phụ trợ khác hiện nay quá lớn là nguyên nhân chính khiến thu nhập thực của người lao động quá thấp, trong khi các cơ quan chức năng thì cho rằng mức chi trả cho người lao động của các doanh nghiệp còn thấp, chưa đủ để đảm bảo mức sống tối thiểu.

Nếu xét vấn đề trên khía cạnh kinh tế, thì dường như quan điểm của các doanh nghiệp đang tỏ ra có lý hơn. Trước hết, tăng LTT phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng nước như Khuyến nghị tại Công ước 131 của Tổ chức lao động Thế giới (ILO). Cụ thể, tăng LTT phải gắn liền với tăng năng suất lao động và mức tăng GDP bình quân đầu người, chứ không thể sử dụng một công cụ cảm tính là phải ít nhất đảm bảo mức sống tối thiểu mà các cơ quan chức năng Việt Nam đang sử dụng.

Theo thống kê, trong giai đoạn 2006-2015 mức tăng năng suất lao động của Việt Nam chỉ đạt 3,9%/năm trong khi mức tăng bình quân của LTT lại lên tới 15%/năm. Nếu so sánh tỷ lệ LTT/GDP đầu người giữa Việt Nam và một số quốc gia khác thì Việt Nam đang cao hơn hẳn. Cụ thể Việt Nam đang có tỷ lệ lên tới 84,7%, trong khi Trung Quốc chỉ là 51,4%, Thái Lan 53,6%, Malaysia 26,6% Indonesia 69,1%. Điều này có nghĩa là gì? Có nghĩa là tốc độ tăng LTT của Việt Nam thuộc diện cao nhất trong khu vực và trên thế giới, dù tốc độ tăng năng suất lao động thì chậm hơn rất nhiều. Và gánh nặng từ sự chênh lệch bất hợp lý này đang chủ yếu rơi vào vai các doanh nghiệp Việt Nam.

Ngoài ra, cách thức tính tăng LTT của Việt Nam cũng được phản ánh là có nhiều điểm chưa hợp lý. Chẳng hạn như việc dựa vào dự báo về chỉ số giá tiêu dùng để tăng LTT, tuy nhiên trong một vài năm qua dự báo này lại thường không chính xác. Chẳng hạn như năm 2014 dự báo CPI tăng 7% nhưng thực tế chỉ tăng 4%, năm 2015 dự báo CPI tăng 5% thì thực tế chỉ tăng 0,63%.

Không khó để nhận ra rằng, với cách tính toán tăng LTT và sử dụng LTT làm căn cứ để xây dựng thang, bảng lương và đóng các khoản bảo hiểm như Việt Nam đang làm hiện nay, thì sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Trước hết, nó sẽ khiến các doanh nghiệp kiệt quệ, khi tỷ lệ đóng góp các khoản phụ trợ đi kèm LTT như bảo hiểm là quá lớn, vượt quá sức chịu đựng. Thứ hai, nó không bảo vệ những người lao động có thu nhập thấp, vì họ không thực sự được hưởng lợi ích chính từ việc tăng lương, khi các khoản đóng góp bảo hiểm đã chiếm một phần lớn thu nhập thực của họ.

Rốt cuộc, cả doanh nghiệp lẫn người lao động, tức bên trả lương và bên nhận lương, đều chịu thiệt thòi do chính sách tăng LTT. Nếu Việt Nam không nhanh chóng điều chỉnh lại cách tính tăng LTT có nhiều điểm bất hợp lý hiện nay, thì tác động với nền kinh tế trong tương lai sẽ là rất lớn, khi nó đang tác động trực tiếp và lớn nhất tới khả năng hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp. Và khi các doanh nghiệp gặp khó khăn, thì không ai khác ngoài người lao động là những người sẽ phải chịu nhiều thiệt thòi nhất. Đừng vì tham bátmà bỏ mâm.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Làm việc với Công an Phú Thọ, Thủ tướng nhấn mạnh cần chuyển đổi số từ cơ sở
6 giờ trước Nhịp đập khoa học
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Công an tỉnh Phú Thọ cần quyết tâm cao hơn, nỗ lực lớn hơn nữa trong triển khai Đề án 06, theo hướng tổng thể, toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, làm việc nào dứt điểm việc đó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lương tối thiểu chỉ đáp ứng 80-90% mức sống tối thiểu: Lỗi tại ai?