Các nguyên tắc xuyên biên giới điều chỉnh hành vi chỉ tồn tại nếu chúng được các nước chấp nhận.

Lý do Mỹ quyết đối đầu, cạnh tranh với Trung Quốc nhưng không tìm kiếm xung đột

Sơn Vân | 25/10/2021, 18:18

Các nguyên tắc xuyên biên giới điều chỉnh hành vi chỉ tồn tại nếu chúng được các nước chấp nhận.

Theo Ben Scott, Giám đốc dự án An ninh và trật tự dựa trên quy tắc của Úc tại Viện Lowy ở Sydney, không giống các cuộc tranh giành quyền lực lớn trước đây, sự cạnh tranh giữa Mỹ với Trung Quốc đang được tiến hành và vượt qua nội dung của các quy tắc quốc tế.

Những người chiến thắng trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã tìm cách sắp xếp lại thế giới dưới hình thức Hội Quốc Liên. Họ đã làm như vậy một lần nữa sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dù bao trùm hơn, bằng cách thành lập Liên Hợp Quốc. Một điều gì đó tương tự đã xảy ra sau Chiến tranh Lạnh, khi "Đồng thuận Washington" mở rộng trên toàn cầu.

Cả Trung Quốc và Mỹ đều không tìm cách sắp xếp lại thế giới bằng cách giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh quyết định. Lý do vì cả hai đều nhận ra rằng một cuộc xung đột như vậy có thể là thảm khốc. Họ đang cố gắng giành chiến thắng mà không chiến đấu, đang sử dụng các quy tắc quốc tế và tự viết ra quy tắc làm công cụ để hạn chế kẻ thù của mình, định hình thế giới có lợi cho họ.

Rất lâu trước khi Mỹ sẵn sàng thừa nhận sự cạnh tranh chiến lược của mình với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Barack Obama đã hối thúc việc thông qua hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương vì nó sẽ cho phép "Mỹ chứ không phải các nước như Trung Quốc viết các quy tắc của con đường trong thế kỷ 21".

Chỉ thị an ninh quốc gia tạm thời của Tổng thống Joe Biden được công bố vào tháng 3.2021 đã kết thúc bằng một tuyên bố tương tự, rằng Mỹ chứ không phải Trung Quốc sẽ định hình "các chuẩn mực và thỏa thuận toàn cầu mới".

Dưới sự lãnh đạo của ông Tập Cận Bình, Trung Quốc đã trở nên cởi mở hơn về ý định thực hiện, thay vì chỉ áp dụng các quy tắc. Không như một số nhà thực hiện chính sách đối ngoại, Trung Quốc hiểu rằng sức mạnh quân sự hoặc thậm chí kinh tế cứng rắn không phải là nguồn ảnh hưởng quốc tế duy nhất.

Cạnh tranh về công nghệ mới là trọng tâm của lĩnh vực viết quy tắc cạnh tranh mới này. Cuộc chiến để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu và thống trị thị trường mạng di động băng thông rộng 5G đang diễn ra cùng các công nghệ mới nổi khác, chẳng hạn các quy tắc về sự phát triển của công nghệ nhận dạng khuôn mặt liên quan đến các câu hỏi cơ bản về giá trị.

Thế nhưng nghịch lý là cạnh tranh về luật lệ có thể khiến xung đột quân sự dễ xảy ra hơn. Các quy tắc cơ bản của quan hệ quốc tế - nhiều quy tắc được thể hiện trong luật quốc tế - tồn tại để quản lý cạnh tranh và thúc đẩy hợp tác. Những quy tắc này chỉ tồn tại trong chừng mực khi được các nước chấp nhận. Cố gắng xác định chúng một cách cạnh tranh là vô nghĩa. Các cường quốc có thể quyết định từ chối một cách đơn giản.

Mỹ hiện nhận ra rõ ràng hơn sự cần thiết của các quy tắc sẽ ngăn chặn xung đột, với việc Tổng thống Joe Biden gần đây nhấn mạnh sự cần thiết của "cạnh tranh có trách nhiệm" được giới hạn bởi "lan can" để đảm bảo cạnh tranh không trở thành xung đột.

Sự gia tăng gần đây các máy bay phản lực Trung Quốc tiến vào Vùng Nhận dạng Phòng không của Đài Loan đã nhấn mạnh sự cần thiết của một đường dây nóng hoạt động.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ - Mark Milley gần đây tiết lộ rằng, trong những tháng cuối cùng nhiệm kỳ của Donald Trump, thấy cần phải trấn an người đồng cấp Trung Quốc rằng họ không sắp bị tấn công. Ông Mark Milley nói thêm rằng những cuộc điện thoại như vậy có thể mất vài ngày hoặc vài tuần để thiết lập.

ly-do-quyet-canh-tranh-voi-my-nhung-khong-tim-kiem-xung-dot.jpg
Sự gia tăng gần đây của các máy bay phản lực Trung Quốc tiến vào Vùng Nhận dạng Phòng không Đài Loan đã nhấn mạnh sự cần thiết của một đường dây nóng làm việc giữa Washington và Bắc Kinh - Ảnh: AP

Việc Mỹ cần hợp tác nhiều hơn với Trung Quốc để vượt ra ngoài khả năng xảy ra khủng hoảng. Nói rộng hơn, cần giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu - vẫn là hàng đầu trong chương trình nghị sự của ông Biden - và bắt đầu các cuộc đàm phán về kiểm soát vũ khí, một nhu cầu được thúc đẩy bởi việc Trung Quốc thử nghiệm thành công Hệ thống Bắn phá Quỹ đạo Phân đoạn.

Trung Quốc tỏ ra ít nhiệt tình hơn với "lan can" và nước này có lẽ nghi ngờ rằng thực tế, một khái niệm như vậy là hình thức thiết lập quy tắc cạnh tranh khác và nỗ lực che đậy mỏng manh nhằm giữ nguyên hiện trạng.

Bản thân Trung Quốc không lạ gì việc sử dụng quản lý xung đột cho các mục đích địa chính trị. Trung Quốc đang thúc đẩy một "Bộ quy tắc ứng xử" có vẻ trung lập cho Biển Đông nhằm bành trướng ở vùng biển đó.

Cạnh tranh mà không có "lan can" là thứ mà Trung Quốc có vẻ dễ chơi hơn. Trung Quốc có thể coi việc xoay trục gần đây của Mỹ sang "cạnh tranh có trách nhiệm" là dấu hiệu sự yếu kém.

Kinh nghiệm cho thấy, ngoài ông Trump, hầu hết các Tổng thống Mỹ khi nhậm chức đều nói chuyện cứng rắn với Trung Quốc nhưng theo thời gian, họ nhận ra tầm quan trọng của việc thu hút và điều chỉnh điều đó.

Thách thức với Mỹ là bán khái niệm cạnh tranh có trách nhiệm như đôi bên cùng có lợi mà không nuôi dưỡng nhận thức rằng lời đề nghị này là dấu hiệu của sự yếu kém để bị khai thác. Trình tự của các trao đổi gần đây cho thấy đây là một sự cân bằng mong manh.

Trong cuộc gọi vào ngày 9.9 với Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng thống Biden có lẽ đã niêm phong thỏa thuận hòa giải "trao đổi con tin" liên quan đến việc thả tự do khỏi quản thúc tại Vancouver (Canada) của Giám đốc tài chính Huawei Technologies - Mạnh Vãn Chu để trả tự do cho hai người Canada là Michael Kovrig và Michael Spavor.

Cũng có khả năng ông Biden đã đưa ra những lời cảnh báo chung về quan hệ đối tác an ninh ba bên liên quan đến Mỹ, Anh và Úc (AUKUS). AUKUS đã được công bố vào ngày 15.9, trong khi việc thả bà Mạnh Vãn Chu được công bố vào ngày 24.9.

Cái thứ hai đề cập đến một trong những mục thuộc "Danh sách những việc làm sai trái của Mỹ cần phải dừng lại" từ Trung Quốc, do đó đã cho phép cuộc họp trực tuyến giữa ông Biden và Tập Cận Bình diễn ra vào cuối năm nay. Kể từ đó, Trung Quốc cho thấy vẫn sẵn sàng khơi mào xung đột với Đài Loan để thay đổi hiện trạng.

Vẫn còn một số cơ hội thành công nếu không thể thiết lập "lan can". Việc tiếp cận công khai từ Mỹ với Trung Quốc ủng hộ thông điệp mà họ đang gửi đến phần còn lại của thế giới. Điều này, như Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Phó Tổng thống Kamala Harris đã nhấn mạnh, rằng Mỹ quyết tâm cạnh tranh với Trung Quốc nhưng không "tìm kiếm xung đột".

Bài liên quan
Đài Loan thề tự lực cánh sinh sau khi Mỹ đính chính lại cam kết bảo vệ
Đài Loan thề sẽ 'tự lực cánh sinh' trong bối cảnh Mỹ diễn giải lại lời cam kết bảo vệ đồng minh theo hướng xoa dịu Trung Quốc.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Lý do Mỹ quyết đối đầu, cạnh tranh với Trung Quốc nhưng không tìm kiếm xung đột