Tổng giám đốc TikTok ở Mỹ, bà Vanessa Pappas vừa đăng video clip trên nền tảng của mình như lời phản hồi cho việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm ứng dụng chia sẻ video này.

Mặc Tổng thống Trump đe dọa, TikTok tuyên bố 'không có kế hoạch đi đâu cả'

01/08/2020, 23:10

Tổng giám đốc TikTok ở Mỹ, bà Vanessa Pappas vừa đăng video clip trên nền tảng của mình như lời phản hồi cho việc Tổng thống Trump tuyên bố sẽ cấm ứng dụng chia sẻ video này.

Hôm qua, Tổng thống Donald Trump lại đề cập đến chuyện xem xét cấm TikTok trong buổi chia sẻ cùng báo giới tại Nhà Trắng. Theo Bloomberg, một trong những quyết định mà ông Trump có thể đưa ra là buộc TikTok bán lại bộ phận hoạt động tại Mỹ cho các công ty khác.

Tuy vậy, khi ngồi máy bay Air Force One của mình, Tổng thống Trump nói rằng dự định sẽ ban hành sắc lệnh hành pháp cấm ứng dụng chia sẻ video này thay vì buộc Công ty ByteDance có trụ sở tại Bắc Kinh (Trung Quốc) bán lại TikTok ở Mỹ.

Bất chấp lời đe dọa từ Tổng thống Trump, TikTok dường như muốn trấn an người dùng ở Mỹ thông qua tin nhắn video của bà Vanessa Pappas.

Trong video clip, Vanessa Pappas cho biết “TikTok không có kế hoạch đi đâu cả” như muốn khẳng định không thay đổi kế hoạch hoạt động ở Mỹ dù phải đối mặt với nguy cơ bị cấm.

Vanessa Pappas bắt đầu bằng cách cảm ơn hàng triệu người dùng TikTok mỗi ngày, nêu bật một số đóng góp của TikTok ở Mỹ với 1.500 nhân viên hiện có, cam kết tạo ra 10.000 việc làm trong 3 năm tới, giới thiệu quỹ 1 tỉ USD hỗ trợ các nhà sáng tạo ở Mỹ, cho biết cố tạo ra ứng dụng an toàn nhất cho người dùng….

Vanessa Pappas kết thúc bằng lời khẳng định rằng TikTok sẽ ở Mỹ trong thời gian dài và kêu gọi cộng đồng ủng hộ họ.

Bà Vanessa Pappas khẳng định “TikTok không có kế hoạch đi đâu cả”.

Theo Reuters, Tập đoàn ByteDance (Trung Quốc) đã đồng ý hết cổ phần bộ phận TikTok hoạt động ở Mỹ trong nỗ lực cứu "đứa con" của mình. Theo thỏa thuận, Microsoft sẽ tiếp quản và bảo vệ dữ liệu của người dùng TikTok tại Mỹ. Thỏa thuận cũng cho phép một công ty khác ngoài Microsoft vận hành TikTok ở Mỹ.

Dù vậy chưa rõ liệu thỏa thuận này có giúp TikTok tiếp tục hoạt động ở Mỹ hay không. Microsoft và Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận về thông tin trên.

Sau lệnh cấm ở Ấn Độ, Mỹ hiện là thị trường lớn nhất của TikTok với khoảng 80 triệu người dùng mỗi ngày.

Trước đó, ông Kurt Opsahl - cố vấn chung tại nhóm vận động Electronic Frontier Foundation cho rằng hiện không có luật nào cho phép chính quyền liên bang cấm người Mỹ bình thường sử dụng một ứng dụng. Tuy vậy, Kurt Opsahl nói thêm: “Chính quyền đã hạn chế quyền cấm hoàn toàn bất kỳ phần mềm cụ thể nào, như một ứng dụng, nhưng họ có khả năng vận động Quốc hội ban hành luật nhắm vào TikTok”. Thế nên, chưa rõ quyền hạn hành pháp nào sẽ cho phép Tổng thống Mỹ ra lệnh cấm TikTok trên toàn nước Mỹ.

Bà Carolina Milanesi, nhà phân tích công nghệ của hãng Creative Strategies nói: “Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể đưa TikTok vào danh sách đen, hạn chế quyền truy cập của công ty vào các ứng dụng công nghệ Hoa Kỳ. Công ty Huawei đã nằm trong danh sách đó. Thêm TikTok vào danh sách có nghĩa là TikTok sẽ không được phép xuất hiện trên cửa hàng của Google hoặc của Apple”.

Nhà phân tích công nghệ độc lập Wayne Lam nói Chính phủ Hoa Kỳ có thể chặn lưu lượng truy cập đến TikTok nhưng cách tiếp cận như vậy sẽ “không thể thành công với các hệ thống pháp lý của chúng ta".

“Các quốc gia khác có thể cấm các ứng dụng cụ thể và một số nước chặn chúng hoạt động trên internet ở cấp độ mạng.​Điều này sẽ cực kỳ khó thực hiện ở Mỹ. Không có trung tâm nào mà bạn có thể đến và thực hiện chiến lược lọc thống nhất, giống như ở Trung Quốc và Iran. Thay vào đó, chính phủ sẽ phải ra lệnh cho tất cả nhà cung cấp dịch vụ internet trong nước chặn ứng dụng. Ngay cả khi tất cả họ tuân thủ mệnh lệnh, không có gì đảm bảo rằng TikTok sẽ không tìm cách vượt qua những nỗ lực ngăn chặn đó”, Arturo Filasto (đồng sáng lập ứng dụng Open Observatory of Network Interference - Đài quan sát mở về can thiệp mạng) phân tích việc kiểm duyệt internet ở các nước trên thế giới.

Theo tờ The New York Times, chính quyền Tổng thống Trump tìm cách chống lại TikTok theo Đạo luật Quyền lực Kinh tế Khẩn cấp Quốc tế (IEEPA). Luật đó cho phép Tổng thống có quyền lực rộng mở để điều chỉnh hàng loạt các hoạt động giao dịch kinh tế sau khi tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia nhằm đối phó với bất cứ mối đe dọa to lớn hay bất thường nào tới an ninh quốc gia, chính sách đối ngoại hoặc nền kinh tế Mỹ.

Ông Kurt Opsahl nhận định: “Bất kỳ kịch bản sẽ tạo cơ hội cho những thách thức pháp lý. Một đạo luật hoặc lệnh hành pháp nhắm vào TikTok có thể thúc đẩy thử thách sửa đổi chính sách lần đầu tiên”.

Nhân Hoàng

Bài liên quan
Thượng nghị sĩ nói ông Trump không thể phớt lờ lệnh với TikTok, lo ngại mối quan hệ của Elon Musk và Apple với Trung Quốc
Thượng nghị sĩ Richard Blumenthal thuộc đảng Dân chủ cho biết ông Trump có thể thử thay đổi luật yêu cầu ByteDance (Trung Quốc) thoái vốn khỏi TikTok ở Mỹ, nhưng "quan điểm trong Quốc hội ủng hộ luật này khá mạnh mẽ” .

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mặc Tổng thống Trump đe dọa, TikTok tuyên bố 'không có kế hoạch đi đâu cả'