Merck & Co hôm 11.10 cho biết đã nộp đơn xin phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ cho thuốc molnupiravir điều trị bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình, đưa nó trở thành loại thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên.

Merck xin FDA cấp phép thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên được nhiều nước tranh mua

Sơn Vân | 11/10/2021, 18:50

Merck & Co hôm 11.10 cho biết đã nộp đơn xin phép sử dụng khẩn cấp tại Mỹ cho thuốc molnupiravir điều trị bệnh nhân COVID-19 ở mức độ nhẹ đến trung bình, đưa nó trở thành loại thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên.

Sự cấp phép từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể giúp thay đổi việc quản lý lâm sàng COVID-19 vì thuốc molnupiravir có thể được uống tại nhà.

Theo dữ liệu được công bố hồi đầu tháng, phương pháp điều trị molnupiravir đã giảm 50% tỷ lệ nhập viện và tử vong trong một thử nghiệm trên những người mắc COVID-19 từ nhẹ đến trung bình có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh.

Dữ liệu về hiệu quả tạm thời của molnupiravir, được Merck & Co phát triển cùng Ridgeback Biotherapeutics, ảnh hưởng đến các nhà sản xuất vắc xin COVID-19 và gây ra một cuộc tranh giành giữa các quốc gia, bao gồm Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc và Singapore, để ký hợp đồng mua thuốc.

merck-xin-fda-cap-phep-thuoc-uong-khang-vi-rut-sars-cov-21.jpg
Thuốc molnupiravir được phát triển bởi Merck & Co và Ridgeback Biotherapeutics 

Merck & Co có hợp đồng với chính phủ Mỹ để cung cấp 1,7 triệu liệu trình với giá 700 USD cho mỗi liệu trình. Merck & Co dự kiến ​​sẽ sản xuất 10 triệu liệu trình điều trị COVID-19 vào cuối năm 2021. Tập đoàn dược phẩm này lập kế hoạch cách tiếp cận định giá theo từng cấp độ dựa trên tiêu chí thu nhập của quốc gia.

Merck & Co cũng đồng ý cấp phép molnupiravir cho một số nhà sản xuất thuốc gốc có trụ sở tại Ấn Độ, dự kiến ​​sẽ cung cấp phương pháp điều trị cho hơn 100 quốc gia có thu nhập thấp và trung bình.

Các loại thuốc kháng vi-rút hiện có gồm remdesivir của Gilead Sciences (tiêm tĩnh mạch) và dexamethasone (thuốc steroid) thường chỉ được sử dụng khi bệnh nhân COVID-19 nhập viện.

Các loại thuốc kháng thể đơn dòng của Regeneron Pharmaceuticals và Eli Lilly, thường được tiêm, cho đến nay chỉ được sử dụng hạn chế do khó dùng.

Molnupiravir, được thiết kế để đưa các lỗi vào mã di truyền của vi rút, sẽ là loại thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 đường uống đầu tiên điều trị COVID-19.

Chính phủ Thái Lan đang đàm phán với Merck & Co để mua 200.000 viên molnupiravir.

Nhiều quốc gia, lãnh thổ châu Á đang tranh giành nguồn cung cấp liệu pháp điều trị tiềm năng sớm sau khi tụt hậu so với các nước phương Tây trong việc triển khai tiêm vắc xin COVID-19, do nguồn cung khan hiếm.

Hàn Quốc, Đài Loan và Malaysia cho biết đang đàm phán để mua molnupiravir. Đang tiến hành thử nghiệm molnupiravir, Philippines hy vọng nghiên cứu trong nước của họ sẽ cho phép tiếp cận phương pháp điều trị này.

Tất cả đều từ chối cung cấp thông tin chi tiết về các cuộc đàm phán mua bán.

Somsak Akksilp, Tổng giám đốc Bộ Dịch vụ Y tế Thái Lan, nói với Reuters rằng nước này đang làm việc trên một thỏa thuận mua molnupiravir.

"Chúng tôi đang làm việc trên một thỏa thuận mua bán với Merck & Co dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào tuần này. Chúng tôi đã đặt trước 200.000 viên", Somsak Akksilp nói.

Ông Somsak Akksilp cho biết những viên thuốc này có thể đến tay khách hàng sớm nhất là vào tháng 12, dù thỏa thuận này sẽ phải được FDA cùng cơ quan quản lý Thái Lan phê duyệt.

Tại Philippines, Thứ trưởng Bộ Y tế Maria Rosario Vergeire đã phát biểu trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng: "Chúng tôi thấy rằng có thể tiếp cận nhiều hơn với loại thuốc này vì chúng tôi có đối tác thử nghiệm lâm sàng".

Hôm 2.10, Bộ trưởng Y tế Malaysia cho biết nước này đang đàm phán để mua molnupiravir.

Bộ trưởng Y tế Malaysia - Khairy Jamaluddin cho biết trong một tweet rằng ông đã bắt đầu đàm phán để mua molnupiravir.

Ông Khairy Jamaluddin nói: “Khi chuyển sang sống chung với COVID-19, chúng tôi sẽ bổ sung thêm các lựa chọn điều trị mới, sáng tạo vào kho vũ khí của mình ngoài vắc xin”.

Bài liên quan
Pfizer phát triển thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2, nhiều đối thủ tham gia cuộc đua
Khi Merck & Co và Pfizer chuẩn bị báo cáo kết quả thử nghiệm lâm sàng cho thuốc kháng vi rút SARS-CoV-2 thử nghiệm, các đối thủ đang hy vọng chứng minh sẽ có phương pháp điều trị qua đường uống hiệu quả và tiện lợi hơn của riêng mình.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Khu công nghiệp phát triển bền vững: Chặng đường còn xa
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Một khảo sát mới đây chỉ ra có tới 50% khu công nghiệp (KCN) chưa nghe đến khái niệm KCN phát triển bền vững, 77% KCN không có thông tin kiểm toán cấp doanh nghiệp (DN) về các mặt tài chính, xã hội và môi trường.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Merck xin FDA cấp phép thuốc uống kháng vi rút SARS-CoV-2 đầu tiên được nhiều nước tranh mua