Ba lãnh đạo của phong trào Dù Vàng tại Hồng Kông đã được các nghị sĩ Mỹ đề cử giải Nobel Hòa bình 2018 vì "vai trò của họ trong việc thúc đẩy cải cách tại vùng lãnh thổ Hồng Kông của Trung Quốc".

Mỹ đề cử phong trào Dù vàng Hồng Kông giải Nobel Hòa bình, Trung Quốc phản ứng

Hà Ngọc Bách | 03/02/2018, 07:50

Ba lãnh đạo của phong trào Dù Vàng tại Hồng Kông đã được các nghị sĩ Mỹ đề cử giải Nobel Hòa bình 2018 vì "vai trò của họ trong việc thúc đẩy cải cách tại vùng lãnh thổ Hồng Kông của Trung Quốc".

Joshua Wong, Nathan Law và Alex Chow cũng như phong trào Dù Vàng được một nhóm nghị sĩ quốc hội Mỹ đề cử cho giải thưởng này. Hành động ngay lập tức bị Trung Quốc chỉ trích là một hình thức "can thiệp" vào công việc nội bộ của nước họ.

"Việc đề cử này là kịp thời khi chính quyền tự trị của Hồng Kông vẫn tiếp tục trấn áp và các nhà lãnh đạo của phong trào Dù Vàng phải đối mặt với sự trả thù chỉ vì thực hiện quyền tự do biểu đạt của mình", Thượng nghị sĩ Marco Rubio tuyên bố khi đề cử nhóm Dù Vàng cho danh hiệu Nobel Hòa bình hôm 2.2.

Ông Robio gọi Joshua Wong là một "nguồn cảm hứng" và hành động của nhóm Dù Vàng là nguyên nhân khiến họ "có tiếng vang ra ngoài thành phố của mình".

Ông Chris Smith, một nghị sĩ Mỹ cũng đề cử nhóm Dù Vàng tuyên bố rằng nếu nhóm đối kháng này được giải thưởng danh giá này cũng là một sự "vinh danh" đối với Lưu Hiểu Ba, người qua đờitại Trung Quốc hồi năm ngoái.

Nhóm nghị sĩ Mỹ đã gửi thư đề cử của mình tới Berit Reiss-Anderson, chủ tịch của Ủy ban Giải Nobel Hòa bình.

Đề cử này "sẽ chothấy rằng thế hệ trẻ sẽ tiếp tục đấu tranh cho dân chủ, kể cả khi chúng tôi phải đối mặt với tù đày hoặc lệnh cấm không cho gia nhập nghị trường vĩnh viễn", Joshua Wong tuyên bố sau khi nhận được đề cử.

Hồi giữa tháng 1,Joshua Wongđã bị kết án tù lần thứ 2 vì vai trò trong cuộc biểu tình của nhóm Dù Vàng hồi năm 2014. Hiện anh này đang được bảo lãnh tại ngoại.

Trung Quốc nhanh chóng phản ứng gay gắt quyết định của nhóm nghị sĩ Mỹ, khi Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố: "Các vấn đề của Hồng Kông là chuyện nội bộ của Trung Quốc và Trung Quốc phản đối bất cứ ai can thiệp vào vấn đề này bằng bất kỳ phương tiện nào. Chúng tôi muốn các nghị sĩ liên quan chấm dứt ngay hành động can thiệp vào công việc nội bộ của Hồng Kông".

Đại diện ngoại giao Trung Quốc cho rằng các nghị sĩ Mỹ cần phải đóng góp tốt hơn để xây đắp tình hữu nghị giữa hai nước chứ không phải là hành động "ngược lại" điều đó.

Nghị sĩ Hồng Kông Starry Lee Wai-king tuyên bố rằng lời đề cử của các nghị sĩ Mỹ là "không thể hiểu nổi" và cho biết thêm cuộc biểu tình của nhóm Dù Vàng hồi năm 2014 là "không hòa bình".

Hồng Kông từng là thuộc địa của Anh cho tới năm 1997 và được trao trả lại cho Trung Quốc với sự đảm bảo của Bắc Kinh về quyền tự chủ của hòn đảo trong ít nhất 50 năm. Theo đó, Trung Quốc thực thi chính sách một đất nước, 2 chế độ và cho phép Hồng Kông có hiến pháp, luật pháp cũng như cơ quan lập pháp, hành chính riêng.

Thảo Mai (theo Al-Jazeera)

Bài liên quan
Thị trường di động sẽ đóng góp cho nền kinh tế 1.100 tỉ USD vào 2030, Trung Quốc đầu tư mạnh vào 5.5G và 6G
Theo một báo cáo gần đây, thị trường 5G đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc dự kiến sẽ bổ sung gần 260 tỉ USD vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm 2030, với số lượng kết nối 5G chiếm gần 1/3 tổng số toàn cầu.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ đề cử phong trào Dù vàng Hồng Kông giải Nobel Hòa bình, Trung Quốc phản ứng