Far East Cable bị cáo buộc đóng vai trò như đầu mối cho ZTE, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc tới Iran.

Mỹ: Nhà sản xuất cáp lớn nhất Trung Quốc giúp ZTE giấu việc kinh doanh mờ ám với Iran

Sơn Vân | 09/08/2022, 21:54

Far East Cable bị cáo buộc đóng vai trò như đầu mối cho ZTE, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng của nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc tới Iran.

Bộ Thương mại Mỹ hôm 9.8 đã cáo buộc Far East Cable, nhà sản xuất dây điện và cáp lớn nhất Trung Quốc, vi phạm các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của nước này liên quan đến các chuyến hàng thiết bị viễn thông sang Iran.

Năm 2013, Far East Cable đã ký một thỏa thuận mua thiết bị từ nhà sản xuất thiết bị viễn thông ZTE (Trung Quốc) và sau đó ký hợp đồng với các công ty Iran để cung cấp thiết bị cùng bộ phận viễn thông, Bộ Thương mại Mỹ cho biết trong một bức thư.

Bộ Thương mại Mỹ cáo buộc Far East Cable về 18 vi phạm kiểm soát xuất khẩu của Mỹ từ tháng 9.2014 đến tháng 1.2016.

Far East Cable đã ký hợp đồng với Telecommunications Company of Iran (TCI) và Khadamate Ertebati Rightel (công ty khác của Iran) vào năm 2014, bức thư cho biết.

Cả hai đều là khách hàng của ZTE, vốn đã bị đình chỉ vận chuyển các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ đến Iran vào năm 2012, sau khi Reuters báo cáo rằng ZTE đã ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ các công ty Mỹ cho TCI, bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ với Iran.

Thế nhưng năm sau, bất chấp cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ, ZTE đã lên kế hoạch nối lại các chuyến hàng tới Iran thông qua bên thứ ba, bức thư cho biết.

John Sonderman, quan chức Bộ Thương mại Mỹ, nói: “Như đã cáo buộc, Far East Cable đã đóng vai trò như đầu mối cho ZTE, tạo điều kiện thuận lợi cho các chuyến hàng của ZTE tới Iran vào thời điểm ZTE biết rằng họ đang bị điều tra vì cùng một hành vi”.

Far East Cable và ZTE đã không trả lời ngay lập tức câu hỏi về chuyện này. Far East Cable có 30 ngày để trả lời thư theo yêu cầu, kể từ 29.7.

nha-san-xuat-cap-lon-nhat-trung-quoc-giup-zte-giau-viec-kinh-doanh-mo-am-voi-iran.jpg
ZTE nhiều lần bị Mỹ lật tẩy hành vi sai trái

Vào năm 2017, ZTE đã phải trả khoản tiền phạt 892 triệu USD và nhận tội vận chuyển hàng hóa của Mỹ đến Iran do vi phạm luật Mỹ hạn chế việc bán công nghệ do nước này sản xuất. ZTE cũng thừa nhận đã cản trở công lý sau khi tiến hành một kế hoạch phức tạp để che giấu hoạt động kinh doanh bất hợp pháp của mình ở Iran.

ZTE được phép tiếp tục mua hàng hóa và công nghệ của Mỹ cho đến năm 2018, khi bị bắt quả tang nói dối về việc kỷ luật nhân viên có liên quan đến hành vi sai trái ban đầu.

Vào tháng 4.2018, một lệnh cấm đã được áp dụng với ZTE, ngăn cản các công ty Mỹ bán hàng cho ZTE. Các công ty Mỹ vốn cung cấp khoảng 25-30% các thành phần được sử dụng trong thiết bị của ZTE. Song sau khi ZTE đồng ý trả 1 tỉ USD, thay đổi lãnh đạo và các điều khoản khác, chính quyền Trump đã dỡ bỏ lệnh cấm sau 3 tháng.

ZTE vẫn nằm trong tầm giám sát do Bộ Thương mại Mỹ chỉ định, nhưng lệnh quản chế của tòa án bắt nguồn từ việc nhận tội năm 2017 đã kết thúc vào tháng 3.2022.

Có trụ sở ở thành phố Thẩm Quyến (Trung Quốc), ZTE phụ thuộc vào nguồn cung linh kiện Mỹ, như chip từ hãng Qualcomm, để sản xuất các sản phẩm như smartphone và thiết bị mạng viễn thông.

Bài liên quan
Lý do Apple yêu cầu nhà cung cấp tuân theo quy tắc hải quan Trung Quốc
Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp đảm bảo rằng các lô hàng từ Đài Loan đến Trung Quốc tuân thủ các quy định hải quan của nước này để tránh bị giữ lại để giám sát, theo trang Nikkei.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
6 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ: Nhà sản xuất cáp lớn nhất Trung Quốc giúp ZTE giấu việc kinh doanh mờ ám với Iran