Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây được xem là "giấy thông hành" để vải thiều xuất khẩu vào các thị trường lớn khác.

Mỹ, Nhật, Trung Quốc và 5 nước bảo hộ nhãn hiệu vải thiều Bắc Giang

Bài và Ảnh: Tuyết Nhung | 08/06/2021, 18:57

Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) đã trở thành sản phẩm nông sản đầu tiên của Việt Nam được chính thức bảo hộ chỉ dẫn địa lý. Đây được xem là "giấy thông hành" để vải thiều xuất khẩu vào các thị trường lớn khác.

Bắc Giang được biết đến là vùng trồng cây ăn quả tập trung lớn nhất miền Bắc, tổng diện tích gần 50.000 ha. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang - Phan Thế Tuấn cho biết, trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Bắc Giang đã quản lý các đối tượng F0 để không lây ra cộng đồng. Lục Ngạn (vùng vải thiều lớn nhất của tỉnh) đảm bảo không mắc COVID-19.

"Vải thiều Bắc Giang chất lượng cao nhất từ trước đến nay, có hương vị thơm ngon, chất lượng vượt trội, quả to, vỏ đỏ, hạt nhỏ, cùi dày là những đặc trưng riêng, làm nên thương hiệu vải thiều nổi tiếng trong và ngoài nước...", ông Tuấn nhấn mạnh.

z2539808540608_5643f79e43ea8608d1f63f9c1027cbbf(1).jpg
Vải thiều Bắc Giang đang được xuất khẩu đi nhiều thị trường lớn trên thế giới - Ảnh: T.N

Đến nay, quả vải thiều của tỉnh Bắc Giang đang được bảo hộ nhãn hiệu tại 8 quốc gia là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Úc, Hàn Quốc, Singapore, Lào, Campuchia. Chỉ dẫn địa lý và bảo hộ nhãn hiệu sẽ là "giấy thông hành" để vải thiều Bắc Giang xuất khẩu vào các thị trường lớn khác.

Hàng năm, vải thiều Bắc Giang có mặt ở trên 30 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến hết ngày 7.6, tỉnh Bắc Giang đã tiêu thụ được khoảng 55.038 tấn vải, giá bình quân 12.000-32.000 đồng/kg, cá biệt giá thấp nhất 8.000 đồng/kg đối với vải chất lượng thấp, 58.000 đồng/kg với vải xuất khẩu đi Nhật.

Trong đó tiêu thụ tại thị trường trong nước là 36.017 tấn, qua các kênh phân phối chủ yếu như sau: Chợ đầu mối tiêu thụ 19.529 tấn; siêu thị, trung tâm thương mại tiêu thụ 4.243 tấn; thương mại điện tử tiêu thụ 710 tấn; chế biến tiêu thụ 170 tấn; hệ thống thương nhân khác tiêu thụ 11.535 tấn. Xuất khẩu đạt 19.021 tấn, trong đó thị trường Trung Quốc đạt 18.971 tấn; Nhật Bản đạt 45 tấn, Mỹ đạt 5 tấn.

Trong khi đó, vải thiều Hải Dương cũng xuất khẩu tới trên 10 quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Úc, Singapore, Malaysia, Lào, Campuchia…

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chính, chiếm khoảng 60-70% sản lượng xuất khẩu. Tính đến ngày 8.6 đã xuất khẩu được khoảng 19.000 tấn sang các thị trường Trung Quốc, Lào, Campuchia, riêng Trung Quốc chiếm khoảng 15.000 tấn.

Tính đến ngày 8.6 đã xuất khẩu đi Nhật Bản trên 180 tấn vải thiều. Một số doanh nghiệp đang thu mua và xuất khẩu thêm 1.000 tấn vải thiều tươi đi Nhật Bản và khoảng 4.000 tấn vải đi Mỹ, EU (Liên minh châu Âu)…

Chiều 7.6, một tấn vải thiều Thanh Hà đã được xuất sang châu Âu theo Hiệp định EVFTA và dự kiến lên kệ siêu thị EU trong 4-5 ngày tới. Lô vải đầu tiên này sẽ "cập bến" Cộng hoà Czech, nơi có dân số đông và cộng đồng người Việt Nam lớn nhất nhì EU. Tại một số thị trường khác như Pháp, Hà Lan, Úc cũng xuất khẩu khoảng 600 tấn...

Trong khi đó, tính đến ngày 8.6, đã thu hoạch và tiêu thụ từ 38.000-40.000 tấn vải thiều của Hải Dương. Riêng Thanh Hà đã thu hoạch khoảng 30.000 tấn. Giá vải vẫn duy trì ở mức cao, dao động từ 18.000 - 30.000 đồng/kg.

Sản lượng tiêu thụ nội địa chiếm khoảng 50% tổng sản lượng vải thiều đã tiêu thụ, tương đương 20.000 - 21.000 tấn. Thị trường tiêu thụ trong nước chủ yếu vẫn là khu vực phía Nam, TP.HCM, Hà Nội và một số địa phương lân cận.

Vải thiều của Hải Dương bán trong nước chủ yếu do các thương lái thu mua tập trung vào các chợ đầu mối (khoảng trên 15.000 tấn) sau đó phân phát tới các điểm bán lẻ trên toàn quốc và được bán tại hệ thống của các siêu thị trên toàn quốc (khoảng trên 4.000 tấn).

Bài liên quan
Gần 200 thương nhân Trung Quốc được phép vào Việt Nam mua vải thiều Bắc Giang
Cụ thể có 190 thương nhân Trung Quốc sẽ được nhập cảnh vào Việt Nam để thu mua vải thiều Bắc Giang.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ, Nhật, Trung Quốc và 5 nước bảo hộ nhãn hiệu vải thiều Bắc Giang