Mỹ đã kêu gọi Nam Phi từ bỏ quan điểm trung lập sau khi nước này bỏ phiếu trắng trước Nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

Mỹ thúc giục đối tác quan trọng phía nam thay đổi thái độ sau khi bỏ phiếu trắng tại LHQ

Anh Tú | 05/03/2022, 11:13

Mỹ đã kêu gọi Nam Phi từ bỏ quan điểm trung lập sau khi nước này bỏ phiếu trắng trước Nghị quyết kêu gọi Nga rút quân khỏi Ukraine.

Phát biểu trước giới truyền thông từ Pretoria hôm 3.3, Đại sứ Mỹ tại Nam Phi Todd Haskell trích dẫn lời của biểu tượng đấu tranh Desmond Tutu, nói: "Trong cuộc chiến giữa kẻ đàn áp và kẻ bị áp bức, lựa chọn không đứng về phía nào là đứng về phía kẻ áp bức".

Haskell cho rằng điều quan trọng là người châu Phi phải có tiếng nói khi Nga đang thực hiện chiến dịch quân sự tại nước láng giềng Ukraine.

Đại sứ Mỹ tại Nam Phi nói thêm những lời của Tutu đã truyền cảm hứng cho anh ấy khi còn trẻ và anh ấy hy vọng chúng cũng sẽ tiếp tục truyền cảm hứng cho nhiều người châu Phi lên tiếng chống lại Nga.

namphi.jpg
Nam Phi là đối tác quan trọng bậc nhất của Mỹ ở châu Phi

Lời kêu gọi của Đại sứ quán Mỹ về việc Nam Phi có lập trường mạnh mẽ hơn được đưa ra trong lúc các cam kết cấp cao giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề châu Phi Mary Catherine Phee tiếp tục với Tổng thống Cyril Ramaphosa và Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ Quốc tế Naledi Pandor.

Đại sứ Haskell cho biết Mỹ đang can thiệp chặt chẽ vào Nam Phi để khiến nước này có lập trường cứng rắn hơn đối với Nga. "Tôi có thể nói một cách thông minh nhất về Nam Phi bởi vì tôi đang sống ở đây và thường xuyên có các cuộc trao đổi cấp cao giữa bộ trưởng và bộ trưởng, giữa hai tổng thống. Điều này là do sự công nhận thực sự rằng người châu Phi đang đóng vai trò vai trò ngày càng lớn hơn trong chính trị toàn cầu".

Hôm 2.3, chính phủ Nam Phi đã giải thích lý do tại sao họ bỏ phiếu trắng. Đại diện thường trực của SA tại LHQ, Mathu Joyini cho biết: “Lập trường của chúng tôi... là Nam Phi vẫn quan ngại sâu sắc trước sự leo thang của xung đột ở Ukraine và các tác động kinh tế xã hội với khu vực và quốc tế. Chúng tôi đặc biệt kêu gọi tất cả các bên tôn trọng luật pháp quốc tế, bao gồm luật nhân đạo và luật nhân quyền, cũng như các nguyên tắc của Hiến chương LHQ, bao gồm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ”.

Đại hội đồng LHQ các đây đã bỏ phiếu về Nghị quyết yêu cầu Moscow rút các lực lượng quân sự của họ khỏi Ukraine. Nghị quyết, được sự ủng hộ của 141 trong số 193 thành viên của hội đồng, 35 nước bỏ phiếu trắng và 5 nước bỏ phiếu chống. Trong số 5 nước thuộc khối Brick thì Nga bỏ phiếu chống, Brazil bỏ phiếu thuận, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi bỏ phiếu trắng.

Trước đó có vẻ Mỹ đã thuyết phục thành công UAE thay đổi thái độ về Nghị quyết nêu trên. Hồi cuối tháng 2, 15 thành viên của Hội đồng Bảo an đã bỏ phiếu với nghị quyết tương tự do Mỹ và Albania soạn thảo. Kết quả trong 3 nước bỏ phiếu trắng có  một đồng minh của Mỹ là UAE.

Khi ra Đại hội đồng LHQ, trong khi Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục bỏ phiếu trắng thì UAE từ chỗ bỏ phiếu trắng đã chuyển sang bỏ phiếu ủng hộ Nghị quyết.

Tính đến năm 2020, Nam Phi là đối tác thương mại và nguồn đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Châu Phi với hơn 600 công ty Mỹ đang hoạt động tại nước này. 7,3 tỉ USD đầu tư trực tiếp từ Mỹ vào Nam Phi đã được ghi nhận trong năm 2017 trong khi đầu tư trực tiếp của Nam Phi vào Hoa Kỳ đạt 4,1 tỉ USD trong cùng năm. Do đó, Nam Phi trở thành nơi hưởng lợi ròng từ đầu tư của Mỹ. Thương mại song phương giữa hai nước đạt 18,9 tỉ USD với Nam Phi thặng dư 2,1 tỉ USD cho năm 2018.  Điều này một phần được cho là do AGOA trao cho Nam Phi các quyền kinh doanh chính và giảm thuế quan, do đó cho phép nước này đa dạng hóa xuất khẩu khi giao dịch với Mỹ.

Trước đây, Mỹ từng sử dụng lời đe dọa loại bỏ Nam Phi khỏi AGOA để vận động Nam Phi cho phép tăng nhập khẩu thịt gà Mỹ và không để nước này thông qua một số luật liên quan đến các công ty Mỹ. Chẳng hạn như Dự luật sửa đổi quy chế công nghiệp an ninh tư nhân mà lẽ ra tất cả các công ty an ninh nước ngoài ở Nam Phi sẽ bán bớt 51% quyền sở hữu cho các đơn vị Nam Phi.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Tập đoàn Nvidia Jensen Huang
một giờ trước Sự kiện
Chiều 6.12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn Nvidia Jensen Huang nhân chuyến thăm làm việc lần thứ hai tại Việt Nam.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ thúc giục đối tác quan trọng phía nam thay đổi thái độ sau khi bỏ phiếu trắng tại LHQ