Trong kế hoạch tăng cường chặn bắt các tàu buôn bán phi pháp với CHDCND Triều Tiên ngay trên biển quốc tế hoặc trong lãnh hải các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có đề cập khả năng cho phép lính tàu tuần duyên Mỹ được qua tàu bị nghi để khám xét.

Mỹ và đồng minh tăng cường kiểm soát tàu biển lén lút mua bán với Triều Tiên

Trần Trí | 24/02/2018, 19:55

Trong kế hoạch tăng cường chặn bắt các tàu buôn bán phi pháp với CHDCND Triều Tiên ngay trên biển quốc tế hoặc trong lãnh hải các nước thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương, có đề cập khả năng cho phép lính tàu tuần duyên Mỹ được qua tàu bị nghi để khám xét.

Reuters ngày 24.2 dẫn lời các quan chức Mỹ cấp cao đề giấu tên, trong kế hoạch chặn bắt tàu đáng nghi,chính phủ Mỹ muốn có sự hợp tác mạnh hơn của các nước Đông Nam Á vốn không có nhiều khả năng quân sự, nhưng được xem là cónguồn tin tình báo về hoạt động của tàu bè.

Ông Chris Ford, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về an ninh quốc tế và không phổ biến vũ khí hạt nhân, nói: “Chúng tôi càng có nhiều đối tác thì càng có thêm nguồn lực cho nỗ lực này”. Ông không cho biết đã bàn kế hoạch chặn bắt này với nước nào trong khu vực Đông Nam Á.

Chưa có phương án bao vây đường biển

Các quan chức Mỹ cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump đang bàn với các đối tác khu vực gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc và Singaporevề kế hoạch điều phối tăng cường chặn bắt các tàu làm ăn lén lút với Triều Tiên.

Kế hoạch này nhằm không cho Bình Nhưỡng lợi dụng thương mại trên biểnđể có thể “nuôi” chương trình vũ khí hạt nhânvà tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM).

Trước đây đã có những vụ chặn xét những tàu bị nghi ngờ, nhưng kế hoạch mới mở rộng hoạt động này chưa đề cập việcbao vây đường biển để không chotàu đến Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã cảnh cáo bao vây đường biển là một hành động khiêu chiến.

Kế hoạch mới yêu cầu tăng cường truy bắt và có thể tịch thu tàu bị nghi chởphương tiện sản xuất vũ khí cùng các loại hàng hóa khác đến và rời khỏi Triều Tiên. Các quan chức Mỹ nói tùy theo cấp độ chiến dịch, Mỹ có thể tăng viện bằng tàu chiến và máy bay của Bộ Chỉ huy quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương (PACOM). Họ cũng nói kế hoạch này cho thấy Mỹ quyết buộc Triều Tiên đàm phán để từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân, vào lúc có thể vài tháng nữa Triều Tiên sẽ có được quả ICBM có thể gắn đầu đạn hạt nhân và có khả năng phóng tới Mỹ.

Triều Tiên đã nhiều lần “lách” lệnh cấm vận quốc tế, tổ chức hoạt mua bán trái phép ngay trên biển các loại hàng hóa bị cấm vận.Nỗ lực truy bắt các tàu có thể được tổ chức ở vùng biển xa bờ hoặc trong lãnh hải các nước hợp tác với Mỹ, nhưng chưa rõ tầm cỡ chiến dịch có mở ra khỏi châu Á hay không.

Hồi tháng 12.2017, Reuters đưa tin nhiều tàu chở dầu Nga “tuồn” nhiên nhiên liệu trên biển cho Triều Tiên, vi phạm lệnh cấm vận. Lúc đó, Mỹ nói có chứng cứ tàu của nhiều nước gồm Trung Quốc tham gia mua bán xăng dầu và than. Tuy nhiên Trung Quốc phủ nhận.Một quan chức Mỹ nói nên tránh chuyện Mỹ ngăn chặn tàu gần lãnh hải Trung Quốc, mà chỉ nên thông báo cho chính quyền Trung Quốc biết, nhờ họ kiểm tra tàu có chở hàng hóa bị cấm hay không.

Lính tuần duyên Mỹ sẽ qua tàu bị chặn để khám xét

Sự trừng phạt mạnh kinh tế Triều Tiên, cộng thêm một giải pháp cứng rắn trên biển sẽ làm leo thang căng thẳng, vào lúc Triều-Hàn đang có quan hệ ngoại giao ấm hơnnhân Olympic mùa đông 2018.Nó cũng sẽ buộc Mỹ rải nguồn lực quân sự ở khắp mọi nơi, gây thêm tốn kém và làm tăng nghi ngại ở một số quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Kế hoạch chặn xét tàu buôn (đang được xem xét kỹ hơn) cũng gây ra nhiều thách thức, trong đóTriều Tiên có thể trả đũa và chia rẽ cộng đồng quốc tế. Nga và Trung Quốc có quyền phủ quyết ở Hội đồng Bảo an LHQ hẳn sẽ không cho Mỹ được dùng vũ lực trong hoạt động cấm đoán Triều Tiên. Một quan chức Trung Quốc giấu tên đã nói những hoạt động này phải có sự cho phép của LHQ.

Nhưng theo các quan chức Mỹ cấp cao, Mỹ sẽ vẫn thực hiện chiến dịch chặn bắt tàu buôn bánvới Triều Tiên, kể cả khi chưa bàn xong kế hoạch với các đồng minh.

Các chuyên gia Mỹ đang thảo những lý lẽ pháp lý cho hoạt động chặn bắt này, dẫn nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an LHQ cho phép kêu gọi các nước khám xét tàu bị nghi ngờ ở vùng biển xa hoặc trong lãnh hải nước họ.

Các quan chức Mỹ nói Washington cũng đang soạn các quyđịnh hành động, nhằm tránh xảy ra xung đột trên biển. Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin nói Mỹ không loại trừ phương án người thi hành công vụ nhảy qua tàu buôn để khám xét.Nhưng các quan chức Mỹ nói những hoạt động như vậy, nhất là đưa người qua tàu để khám xét, sẽ được quyết tùy theo vụ việc và phải cẩn trọng tối đa.

Lính tuần duyên Mỹ từng tham gia chống hải tặc ở vùngSừng châu Phi - Ảnh: AP

Mỹ đặc biệt quan tâm phát hiện việcmua bán hàng hóa bị cấm giữa tàu với tàu ngay trên biển, trong khi Triều Tiên dựa hẳn vào hoạt động này khi đội tàu của họ bị “soi” kỹ ở các cảng biển châu Á.Một số quan chức nhận định có thể giảm thiểu rủi ro, nếu ca nô không mang theo vũ khí của lực lượng tuần duyên Mỹ được sử dụng trong một số vụ việc,thay vì đưatàu chiến vào hoạt động truy xét.

Lực lượng tuần duyên Mỹ từ chối bình luận về khả năng đưa tàu đến châu Á-Thái Bình Dương, nhưng thừanhận có quan hệ làm việc với các nước trong khu vực này.Thiếu tá Dave French là người phát ngôn của lực lượngnói “kế hoạch đưa tàu đến tùy theo các mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mỹ, và tùy khả năngcủa lực lượng”.

Một quan chức cấp cao trong chính phủ Hàn Quốc xác nhậncó những cuộc bàn luận về “tăng cường cấm vận hàng hải”, trong đó cómột cuộc họp cấp ngoại trưởng ở Canada hồi tháng 1. Tại cuộc họp này, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson thúc đẩy các đồng nhiệm tiến hành bàn luận.

Một quan chức quốc phòng Nhật Bản nói Nhật-Hàn-Mỹ đã bàn việc triệt để thực hiện lệnh cấm vận, nhưng ông chưa nghe nói việc lập một khung làm việc hoặc về một liên minh.

Nếu lệnh trừng phạt không hiệu quả, giai đoạn 2 sẽ rất dữ dội

Ngày 23.2, Bộ Tài chính Mỹ công bố gói lệnh trừng phạt mới đối với Triều Tiên, với mục đích chặt đứt các tuyến vận tải hàng hóa mà Triều Tiên đang dùng để “lách” lệnh cấm vận của LHQ.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nhấn mạnh Mỹ“đang quyết liệt nhắm đến mọi nguồn thu bất chính được Triều Tiên sử dụng để né các lệnh trừng phạt, thực hiện những hành động quyết đoán để ngăn chặn tàu thuyền, công ty vận tải biển và các tổ chức làm việc cho Triều Tiên trên toàn cầu. Tổng thống Mỹ đã gửi thông điệp rất rõ đến các công ty trên thế giới rằng nếu họ chọn giúp đỡ tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, họ sẽ không được làm ăn với Mỹ”.

Theo Reuters, Bộ Tài chính Mỹ cấm các cá nhân và tổ chức của Mỹ giao dịch với 28 tàu thuyền và 27 tổ chức, doanh nghiệp được đăng ký hoặc treo cờ Triều Tiên, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Kông, Tanzania, Panama và Comoros.

Có cả doanh nhân Đài Loan Tsang Yung Yuan trong danh sách bị trừng phạt. Ông này bị cáo buộc hợp tác với một tay môi giới ở Nga để xuất khẩu lậu than Triều Tiên. Nhưng không có tàu thuyền hay tổ chức nào của Nga bị đưa vào gói trừng phạt mới.

Tổng thống Trump tuyên bố đây là gói cấm vận lớn nhất từ trước đến nay, nếu các biện pháp trừng phạt mới không hiệu quả, Mỹ sẽ tiến tới giai đoạn 2 rất dữ dội đối với Triều Tiên và đó là điều không may cho thế giới. Nhưng hy vọng các biện pháp trừng phạt sẽ có kết quả". Ông không nói chi tiết “giai đoạn 2 dữ dội” sẽ thế nào.

Mỹ cũng đề nghị Hội đồng Bảo an LHQ đưa vào “danh sách đen” một số tổ chức pháp lý Triều Tiên liên quan hoạt động mua bán dầu và than đá trái phép, vi phạm các nghị quyết trừng phạt của LHQ.

Đoàn ngoại giao Mỹ tại LHQ cho biết đã đệ trình danh sách các tổ chức pháp lý vi phạm lên Ủy ban trừng phạt của Hội đồng Bảo an "nhằm ngăn chặn các hoạt động mua bán trái phép trên biển để nhận dầu và bán than đá".

Vĩnh Thụy (theo Reuters)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
một giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Mỹ và đồng minh tăng cường kiểm soát tàu biển lén lút mua bán với Triều Tiên