Bộ ngoại giao Đức cho biết: "Ba Lan đã từ bỏ bồi thường cách đây rất lâu, vào năm 1953, và xác nhận điều đó nhiều lần. Đây là một trong những nền tảng cơ bản của trật tự châu Âu ngày nay”.

NATO rạn nứt: Đức "phản công" Ba Lan bằng công hàm thời Đông Đức

Anh Tú (theo RP - Ba Lan) | 02/09/2022, 14:12

Bộ ngoại giao Đức cho biết: "Ba Lan đã từ bỏ bồi thường cách đây rất lâu, vào năm 1953, và xác nhận điều đó nhiều lần. Đây là một trong những nền tảng cơ bản của trật tự châu Âu ngày nay”.

ba-lan-2.jpg
Quân đội Đức chiếm đóng Ba Lan trong thế chiến thứ 2

Như đã đưa tin, Ba Lan đang khiến châu Âu bối rối khi giở lại lịch sử hơn 80 năm trước để tính sổ với Đức trong món nợ máu mà họ nói không đòi thì không còn thể diện quốc gia.  Báo cáo cho thấy Ba Lan dự định yêu cầu Đức bồi thường 6.220 tỉ PLN (1.300 tỉ USD).

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Đức viết trong e-mail được Reuters trích dẫn: "Vấn đề bồi thường đã được khép lại. Lập trường của chính phủ Đức không thay đổi".

Bộ ngoại giao Đức cho biết: "Ba Lan đã từ bỏ bồi thường cách đây rất lâu, vào năm 1953, và xác nhận điều đó nhiều lần. Đây là một trong những nền tảng cơ bản của trật tự châu Âu ngày nay”.

Người Đức tin rằng chủ đề bồi thường chiến tranh đã được khép lại với tuyên bố năm 1953, trong đó Ba Lan từ bỏ bồi thường chiến tranh chống lại Đức. Chính phủ của Marek Belka vào năm 2004 đã xác nhận lập trường này. Tuy nhiên, vào năm 2019, Thủ tướng Morawiecki, trong một cuộc phỏng vấn với các nhà báo của tập đoàn truyền thông Funke của Đức, lại cho rằng tuyên bố năm 1953 là "một công hàm thỏa thuận giữa Ba Lan và CHDC Đức", mà các nhà chức trách hiện tại không công nhận.

Chủ đề bồi thường xuất hiện trở lại trong cuộc tranh luận công khai của Ba Lan sau hội nghị của đảng cầm quyền PiS ở Przysucha hồi đầu tháng 7.2017. Tại đó, chủ tịch đảng PiS, Jarosław Kaczyński, nói rằng "Ba Lan chưa bao giờ từ bỏ những khoản bồi thường này", đồng thời cho rằng "Những người nghĩ như vậy là sai”.

Vào ngày 1.9.2022, tại Lâu đài Hoàng gia ở Warsaw, báo cáo của Nhóm Nghị viện về Ước tính bồi thường từ Đức cho Ba Lan về những thiệt hại gây ra trong Thế chiến thứ hai đã được trình bày. 

Chủ tịch đảng PiS cũng chỉ ra rằng nghĩa vụ này đáng lẽ phải được thực hiện bởi Ba Lan ngay sau năm 1989. "Người Đức đã tấn công Ba Lan và gây cho chúng tôi thiệt hại to lớn. Việc chiếm đóng là cực kỳ vi phạm, cực kỳ tàn ác và gây ra những hậu quả mà trong nhiều trường hợp vẫn tiếp diễn cho đến ngày nay" - chủ tịch Kaczyński cho biết, đồng thời chỉ ra rằng đây là lý do đầu tiên Đức cần bồi thường chiến tranh cho Ba Lan.

Kaczyński nhấn mạnh rằng đây là một số tiền rất lớn mà Đức phải chịu bồi thường và cho rằng loại bồi thường này có thể được trả trong nhiều thập kỷ. Ông lấy ví dụ khoản bồi thường trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã được trả hết cho Pháp cách đây không lâu, đồng thời đánh giá đây là số tiền hoàn toàn “bền vững” đối với nền kinh tế Đức và không gây gánh nặng cho Đức theo bất kỳ cách nào.

Chủ tịch đảng PiS cũng cho rằng sẽ có một phản ứng tiêu cực từ các nhà chức trách Đức. Nhưng ông cho rằng: "Bạn phải đấu tranh cho những vấn đề như vậy, đôi khi trong nhiều năm. Chúng tôi không hứa rằng điều đó sẽ thành công nhanh chóng. Chúng tôi chỉ nói rằng đó là nghĩa vụ của người Ba Lan, đó là xóa bỏ một số thiếu sót".

Bài liên quan
Báo Đức: Ba Lan đừng cậy là tuyến đầu chống Nga mà "lên mặt" với Đức và EU
Trang Focus nổi tiếng của Đức vừa có bài viết của nhà báo kỳ cựu Hans-Jürgen Moritz phản ánh sự tức giận của người Đức với chính phủ Ba Lan trong thời gian gần đây. Nội dung như sau:

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài cuối: Festival là cơ hội để hạt muối vươn xa
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Theo kế hoạch, Festival muối 2025 sẽ được tỉnh Bạc Liêu tổ chức vào tháng 3.2025. Đây là sự kiện quy mô lớn, tạo tiền đề, cơ hội thuận lợi để kết nối, mời gọi nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất muối, từ đó góp phần nâng cao giá trị hạt muối, giúp bà con diêm dân vươn lên làm giàu từ nghề lâu đời này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
NATO rạn nứt: Đức "phản công" Ba Lan bằng công hàm thời Đông Đức