Khi mọi người sẵn sàng trả thêm tiền để hưởng nhiều tiện ích trong bối cảnh nhịp sống ngày càng nhanh, "kinh tế lười biếng" đáp ứng được nhu cầu về một cuộc sống thoải mái hơn đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc.

Sự phát triển của ngành 'kinh tế lười biếng' tại Trung Quốc

Cẩm Bình | 02/09/2022, 11:12

Khi mọi người sẵn sàng trả thêm tiền để hưởng nhiều tiện ích trong bối cảnh nhịp sống ngày càng nhanh, "kinh tế lười biếng" đáp ứng được nhu cầu về một cuộc sống thoải mái hơn đang phát triển mạnh mẽ tại Trung Quốc.

“Kinh tế lười biếng” ý chỉ một loại nhu cầu tiêu dùng mới với bản chất là tiết kiệm thời gian, tiết kiệm lao động và thuận tiện.

Cai Jing là nhân viên văn phòng thuộc thế hệ 8x. Việc ngồi trước màn hình máy tính nhiều giờ khiến mắt cô bị khô, vì vậy cô thường xuyên sử dụng máy mát xa mắt bằng hơi nước. Cai cũng thường mua đồ ăn chế biến sẵn nên chỉ mất 20 phút để nấu xong bữa tối. Cô cho biết: “Với đồ ăn chế biến sẵn, tôi có thể nấu bữa ăn cho con gái ngay khi về nhà”.

Ngoài ra, Cai còn dùng một máy in thông minh in bài tập cho con gái, máy giặt thông minh cùng robot lau sàn làm rất tốt công việc lau chùi trong khi cô kiểm tra bài tập của con.

“Từ khi có số thiết bị gia dụng thông minh này, cuộc sống của tôi trở nên dễ dàng hơn. Tôi rảnh tay và có nhiều thời gian làm việc riêng hơn”, Cai chia sẻ.

Ma Chunli - một bà mẹ 8x khác - mua máy rửa bát để có nhiều thời gian hơn dành cho con: “Chỉ với một cái nhấn nút là máy bắt đầu rửa. Nó giúp tiết kiệm thời gian, rửa sạch và vệ sinh, giúp cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống gia đình tôi”.

Sau khi làm việc hơn 10 tiếng/ngày, Tian Maocheng sống tại thành phố Miên Dương (tỉnh Tứ Xuyên) chỉ muốn nằm trên sô pha nghỉ ngơi. Anh chỉ cần dùng giọng nói điều khiển cả điều hòa lẫn TV.

“Trước đây chúng ta phải dùng tay điều khiển các thiết bị này, sẽ rất rắc rối nếu không tìm được điều khiển. Nay ta có thể dùng giọng nói”, Tian cho biết.

Theo số liệu từ tổ chức nghiên cứu thị trường International Data Corporation, Trung Quốc trong năm 2021 sản xuất hơn 220 triệu thiết bị gia dụng thông minh, năm 2022 ước tính vượt qua 260 triệu - tăng 17% và đến năm 2045 sẽ đạt gần 540 triệu.

daxue-consulting-lazy-economy-in-china-onsite-services.jpg
"Kinh tế lười biếng" phát triển mạnh tại Trung Quốc - Ảnh: Caijing

“Kinh tế lười biếng” đang tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh hơn. Zhang Xiaoyue sống ở tỉnh Hà Nam đã mở một tiệm làm móng năm 2013. Cô ghi nhận thói quen tiêu dùng đang chuyển từ tiêu dùng truyền thống (đến cửa tiệm mua hàng hay sử dụng dịch vụ) sang phục vụ tận nhà.

Gao Li - một người tiêu dùng - cho biết: “Nếu có thời gian rảnh tôi muốn ở nhà dọn dẹp và chăm sóc con cái. Nay đã có dịch vụ tận nhà, tôi chỉ cần gọi là họ sẽ đến”.

“Kinh tế lười biếng” cũng thúc đẩy thị trường ngách phát triển. Đến nay, Trung Quốc có hơn 66.000 doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm chế biến sẵn - trong đó hơn 1.020 doanh nghiệp mới đăng ký kinh doanh năm nay. Số lượng thương hiệu máy lau sàn tăng từ 15 vào tháng 1.2021 lên đến 108 trong tháng 6.2022.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội những năm gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 5: Thách thức và triển vọng
Bước vào năm 2024, nền kinh tế Việt Nam đứng trước những thách thức lớn buộc phải quan tâm, đó là: thuế tối thiểu toàn cầu, thuế môi trường và nguồn năng lượng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Sự phát triển của ngành 'kinh tế lười biếng' tại Trung Quốc