Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc gia (NADS) thuộc đại học Nhân dân của Trung Quốc cảnh báo leo thang trong chiến thương mại Mỹ- Trung với những trừng phạt áp đặt cho sản phẩm hay giao dịch tài chính có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nền tài chính Trung Quốc sẽ khủng hoảng nếu chiến tranh thương mại leo thang

Cẩm Bình | 25/09/2018, 13:28

Viện Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển quốc gia (NADS) thuộc đại học Nhân dân của Trung Quốc cảnh báo leo thang trong chiến thương mại Mỹ- Trung với những trừng phạt áp đặt cho sản phẩm hay giao dịch tài chính có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tài chính tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nghiên cứu của NADS xem xét một loạt những biện pháp bổ sung mà Washington có thể sử dụng trong chiến tranh thương mại sắp tới để hạn chế hay thậm chí trực tiếp hủy hoại thị trường tài chính, tài sản tài chính cũng như tiền tệ của Bắc Kinh. Kịch bản mà các nhà nghiên cứu lo ngại chính là Mỹ sẽ không dừng tay cho đến khi giành chiến thắng.

Cuộc chiến cho đến nay vẫn tập trung hoàn toàn vào hàng hóa thương mại. Hai nước đã tiến hành 3 đợt đánh thuế hàng nhập khẩu của nhau. Trung Quốc cuối tuần qua đã cho hủy chuyến công du Mỹ để đàm phán vấn đề thương mại của Phó thủ tướng Lưu Hạc. Tình trạng cả hai không chịu thương lượng làm tăng sự bất ổn và khiến niềm tin của nhà đầu tư ngoại với thị trường tài chính Trung Quốc bị sứt mẻ, NADS cho biết.

Cuộc chiến cho đến nay vẫn tập trung hoàn toàn vào hàng hóa thương mại - Ảnh: Nikkei Asian Review

Ngoài đánh thuế thêm hàng Trung Quốc như Tổng thống Donald Trump đe dọa, Washington còn có thể nỗ lực gây mất ổn định thị trường trong lẫn ngoài nước để gia tăng sức ép với cường quốc châu Á.

Theo nhà nghiên cứu Vương Hiếu Tông của đại học Nhân dân: “Chúng tôi xét đến hai thay đổi là chiến tranh thương mại không còn giới hạn trong thương mại, có nguy cơ mở rộng sang đầu tư tài chính”.

NADS cảnh báo Mỹ có thể bắt đầu bán cổ phiếu của công ty Trung Quốc niêm yết trên thị trường Mỹ và sử dụng phương tiện truyền thông để phóng đại điểm yếu trong nền kinh tế Trung Quốc. Hai cách này có thể khiến cổ phiếu nhiều đơn vị, trong đó có hai “ông lớn” công nghệ Alibaba với Tencent, chịu áp lực giảm đáng kể.

Khuyến khích hoặc ép buộc doanh nghiệp Mỹ bỏ đầu tư tại Trung Quốc là một biện pháp khả dĩ khác. Mục tiêu bị nhắm đến sẽ là những lĩnh vực đóng vai trò đòn bẩy phát triển của nền kinh tế cường quốc châu Á, qua đó khiến hai thị trường tài chính cùng bất động bị thiệt hại, gây nên một cuộc khủng hoảng tài chính.

Thị trường tiền tệ cũng gặp nguy nếu Mỹ góp phần củng cố cho kỳ vọng rằng đồng nhân dân tệ sẽ tiếp tục suy yếu. Chiến thuật này làm cho các quỹ đầu tư nhanh chóng chuyển sang tài sản “trú ẩn an toàn”, tạo ra tình trạng bán tháo tài sản Trung Quốc mà đặc biệt là bất động sản. Dòng vốn vì vậy mà chạy ra nước ngoài, khủng hoảng mang tính hệ thống sẽ nổ ra.

Trên bình diện quốc tế, Mỹ có thể gây áp lực với những quốc gia mà doanh nghiệp Trung Quốc có đầu tư lớn, gây thiệt hại đáng kể cho tổ chức tài chính Trung Quốc. Washington còn có thể phạt nặng tổ chức tài chính Trung Quốc đóng tại Mỹ, hay dùng sức ảnh hưởng của mình với hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu để cô lập tổ chức tài chính Trung Quốc.

Chiến tranh thương mại có nguy cơ mở rộng sang thị trường tài chính? - Ảnh: Maxxelli

Bất cứ kịch bản nào kể trên nếu xảy ra điều khiến tình hình thị trường tài chính vốn đã không tốt của cường quốc châu Á thêm tồi tệ.

Chỉ số Shanghai Composite đã giảm 15,4% kể từ tháng 1.2018, xuống đến mức thấp nhất trong 4 năm qua. Khi Mỹ đặt ra thuế nhôm-thép vào tháng 4, giá trị đồng nhân dân tệ với so với đồng USD giảm hơn 9%.

Cho đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy nền kinh tế Trung Quốc bị tác động tiêu cực từ chiến tranh thương mại. Tuy nhiên, giới phân tích nhận định tác động sẽ trở nên rõ ràng hơn từ quý 4.

Hãng tín dụng Fitch Ratings cuối tuần trước vừa hạ dự báo tăng trưởng của Bắc Kinh từ 6,3% xuống 6,1%.

Cẩm Bình (theo SCMP)
Bài liên quan
OpenAI định phát triển trình duyệt web kết hợp với ChatGTP trước khi Bộ Tư pháp Mỹ đề xuất Google bán Chrome
OpenAI gần đây đã cân nhắc phát triển trình duyệt web kết hợp với chatbot trí tuệ nhân tạo ChatGTP của mình và thảo thuận về các nhà phát triển để hỗ trợ tính năng tìm kiếm, trang The Information đưa tin.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nền tài chính Trung Quốc sẽ khủng hoảng nếu chiến tranh thương mại leo thang