Trước tính hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh, UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã ra thông báo tạm dừng họp chợ phiên biên giới Nậm Cắn (giáp ranh với nước bạn Lào).

Nghệ An: Tạm dừng hoạt động chợ biên giới Nậm Cắn để phòng COVID-19

Quang Cường | 11/03/2020, 17:12

Trước tính hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, để ngăn chặn sự xâm nhập của dịch bệnh, UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã ra thông báo tạm dừng họp chợ phiên biên giới Nậm Cắn (giáp ranh với nước bạn Lào).

          

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 quốc gia tại Công văn số 953/CV-BCĐ ngày 28.2, lãnh đạo hai huyện Kỳ Sơn (tỉnh Nghệ An) và huyện Noọng Hét (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào) đã thống nhất tạm dừng các hoạt động giao dịch chợ biên giới Nậm Cắn. Thời gian dừng hoạt động bắt đầu từ phiên chợ ngày Chủ nhật (15.3).

Việc tạm dừng hoạt động của chợ phiên biên giới lớn nhất xứ Nghệ, giáp ranh với nước bạn Lào là để ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 xâm nhập vào địa bàn, bảo đảm an toàn cho người dân.

Văn bản của UBND huyện Kỳ Sơn nêu thời gian phiên chợ biên giới Nậm Cắn họp trở lại sẽ được thông báo cụ thể sau khi hai huyện Kỳ Sơn và Noọng Hét đánh giá, xem xét, quyết định.

Chợ biên giới Nậm Cắn (còn được gọi là chợ Hữu Nghị, chợ Đoàn Kết) nằm giáp ranh giữa biên giới hai nước Việt - Lào, cách trung tâm thị trấn Mường Xén (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) hơn 20km, cách TP.Vinh khoảng 320km.

Trước đây, phiên chợ họp trên khu đất bằng phẳng hình bán nguyệt lưng chừng núi, sát con suối Nậm Cắn (huyện Kỳ Sơn). Sau khi cửa khẩu Nậm Cắn được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế, chợ này chuyển sang họp trên thửa đất thuộc bản Đỉnh Đam, xã Noọng Hét (tỉnh Xiêng Khoảng, Lào).

Khi mới hình thành, chợ chỉ họp mỗi tháng 2 lần vào các ngày 14 và 29 dương lịch. Để tăng cường giao lưu giữa hai nước, năm 2018, chính quyền hai tỉnh vùng biên Việt Nam và Lào đã tăng phiên chợ biên tới 4 lần/tháng, vào Chủ nhật hàng tuần. Các phiên chợ mang đậm nét đặc trưng của đồng bào các dân tộc Mông, Khơ Mú, Thái ở miền Tây Nghệ An và các dân tộc của Lào ở tỉnh Xiêng Khoảng.

Quang Cường

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Du lịch xanh lên ngôi
11 giờ trước Văn hóa
Xu hướng du lịch xanh trong những năm gần đây ngày càng "lên ngôi", được nhiều du khách trong và ngoài nước quan tâm.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nghệ An: Tạm dừng hoạt động chợ biên giới Nậm Cắn để phòng COVID-19