Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong 2 tháng đầu năm đã có gần 7.000 người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Dự báo con số này trong thời gian tới sẽ tăng do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19.

Người lao động muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp tăng cao vì COVID-19

tuyetnhung | 17/03/2020, 18:41

Lãnh đạo Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết, trong 2 tháng đầu năm đã có gần 7.000 người lao động nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Dự báo con số này trong thời gian tới sẽ tăng do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID-19.

          

Trao đổi với báo chí ngày 17.3, ông Tạ Văn Thảo - Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết trong tháng 2 vừa qua, số người lao động đăng ký hưởng bảo hiểm thất nghiệp là 4.037 trường hợp. Trong đó có hơn 200 lao động thất nghiệp vì doanh nghiệp phá sản, giải thể, cắt giảm sản xuất, tái cơ cấu ở hơn 80 doanh nghiệp.

Theo ông Thảo, mấy ngày qua, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhiều người lao động đã có mặt ở Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội để tìm kiếm việc làm mới và giải quyết thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp trong thời gian mất việc. Xu hướng người lao động tìm việc hiện nay là gần nơi sinh sống để hạn chế đi lại vì lo ngại dịch bệnh 

"Nhiều người lao động vẫn chưa đủ thủ tục để đăng ký bảo hiểm thất nghiệp vì doanh nghiệp chỉ thu hẹp hoạt động và chờ thời điểm hết dịch sẽ quay lại hoạt động. Người lao động mất việc trong 2 tháng đầu năm chủ yếu đang làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp nên chưa gây ra áp lực", ông Thảo cho hay.

Ông Tạ Văn Thảo cho biết, từ khi thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp đến nay, số người tham gia tăng đều hàng năm nên số người thụ hưởng bảo hiểm thất nghiệp tăng tương ứng. Ông này dự báo vào giữa và cuối quý 2/2020, số lượng người lao động thất nghiệp sẽ tăng mạnh và kéo theo việc hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp sẽ tăng mạnh do ảnh hưởng từ dịch COVID-19.

Theo tổng hợp của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, trong 2 tháng đầu năm 2020, trung tâm tiếp nhận 6.945 người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 5,35% so với cùng kỳ năm 2019.

Trong khi đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cho biết dựa trên báo cáo của 22/63 tỉnh/TP, hiện số lao động bị mất việc là 1.027 người, chủ yếu rơi vào ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống (365 người, chiếm 35,5%) và ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (106 người, chiếm 10,3%). Số mất việc làm còn lại rải rác ở một vài ngành khác.

Tuyết Nhung

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ba kịch bản về lạm phát năm 2024
Ba kịch bản lạm phát năm 2024 tương ứng với CPI bình quân năm lần lượt là 3,8%, 4,2% và 4,5%.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người lao động muốn nhận bảo hiểm thất nghiệp tăng cao vì COVID-19