Theo quy định về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM, người dân không cần giấy đi đường từ 1.10 mà thay vào đó là ứng dụng VNeID và Y tế HCM.

Người ở TP.HCM tạm dùng ứng dụng Y tế HCM và VNeID thay giấy đi đường từ 1.10

P.V | 30/09/2021, 10:32

Theo quy định về phòng chống dịch COVID-19 tại TP.HCM, người dân không cần giấy đi đường từ 1.10 mà thay vào đó là ứng dụng VNeID và Y tế HCM.

Trong buổi họp báo công bố chỉ thị mới về phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế ở TP.HCM sáng 30.9, Phó chủ tịch UBND TP.HCM - Lê Hòa Bình cho biết thành phố sẽ không kiểm tra  giấy đi đường từ ngày 1.10. Thay vào đó, người dân cần cài ứng dụng VNeID Y tế HCM.

Ông Lê Hòa Bình cho hay: "Người dân khi tham gia lưu thông phải sử dụng QR của ứng dụng VNeID, còn ứng dụng Y tế HCM thể hiện lịch sử tiêm vắc xin cho đến khi PC-COVID đi vào hoạt động".

Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó giám đốc Công an TP.HCM, trong trường hợp người dân chưa có mã tiêm vắc xin COVID-19 hoặc F0 đã khỏi bệnh trên ứng dụng Y tế HCM, có thể dùng giấy chứng nhận để thay thế.

Theo đại diện của Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM, các chức năng của Y tế HCM sẽ được thay thế bằng PC-COVID trong thời gian tới.

Bà Võ Thị Trung Trinh, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông cho biết, theo lộ trình của TP.HCM kết hợp cùng Bộ Thông tin và Truyền thông, những người dùng Y tế HCM sẽ được chuyển hết sang PC-COVID và chúng ta sẽ có một ứng dụng duy nhất phục vụ cho phòng chống COVID-19.

Sau khi PC-COVID đi vào hoạt động chính thức, sẽ có một giai đoạn chuyển tiếp dữ liệu người dùng sang ứng dụng này.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, người dân vẫn sử dụng ứng dụng Y tế HCM.

Sau khi chuyển tiếp, Y tế HCM sẽ trở thành một tiện ích bên trong PC-COVID.

Các dữ liệu đã khai báo, lưu trên Y tế HCM sẽ được tự động đồng bộ với PC-COVID nếu bạn vẫn dùng đúng thông tin cá nhân, số điện thoại từng khai báo trước đó.

nguoi-o-tphcm-tam-dung-ung-dung-y-te-hcm-thay-giay-di-duong.jpg
nguoi-o-tphcm-tam-dung-ung-dung-y-te-hcm-thay-giay-di-duong22.jpg
Y tế HCM sẽ trở thành tiện ích của PC-COVID trong thời gian tới

Theo Sở Thông tin và Truyền thông, TP.HCM có 1,5 triệu người dùng Y tế HCM, 27.429 đơn vị đã triển khai ứng dụng để kiểm soát điểm vào, ra; số lượng tờ khai y tế là gần 52 triệu.

Đại diện Sở Thông tin và Truyền thông nhận định đây là lượng dữ liệu rất lớn, đặc biệt khai báo y tế là rất quan trọng. Thế nên trong thời gian tới, TP.HCM tạo kho dữ liệu lớn để tích hợp toàn bộ cơ sở dữ liệu liên quan công tác phòng chống dịch COVID-19.

Sáng 30.9, PC-COVID, ứng dụng chống dịch thống nhất, đã có mặt trên App Store và Google Play để người dùng tải về.

PC-COVID là ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia thay thế và tích hợp các ứng dụng có chức năng tương tự hiện tại.

PC-COVID tích hợp tính năng truy vết, thông tin tiêm chủng, xét nghiệm… từng xuất hiện trên những ứng dụng phòng chống dịch COVID-19 trước đây như Bluezone, NCOVI, Tờ khai y tế, khai báo mã QR, Quản lý xét nghiệm…

PC-COVID được liên thông để thực hiện đối soát, xác thực với 4 nguồn dữ liệu lớn và quan trọng gồm Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm; Cơ sở dữ liệu quốc gia về tiêm chủng, phòng ngừa COVID-19; Cơ sở dữ liệu về xét nghiệm COVID-19.

Ba nguồn dữ liệu đầu là tập trung và thống nhất, trong khi nguồn thứ tư được phân tán ở các địa phương, bệnh viện, cơ sở xét nghiệm…

Với những dữ liệu từng khai báo trên ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử, khi nhập đúng thông tin thì các dữ liệu về mũi tiêm cũng được đồng bộ qua PC-COVID.

Sau khi nhập thông tin, người dùng PC-COVID sẽ được cấp mã QR cá nhân duy nhất chứa các thông tin cơ bản như họ tên, ngày sinh, số giấy tờ tùy thân... Người dân sử dụng mã QR này để qua chốt kiểm dịch hoặc di chuyển ra/vào các cơ quan.

PC-COVID còn có nhiều chức năng khác như khai báo di chuyển nội địa; tra cứu thông tin tiêm vắc xin COVID-19, kết quả xét nghiệm; thông tin nơi đã đến; khai báo y tế; thông tin thẻ COVID-19; truy vết thần tốc; bản đồ nguy cơ; thông tin mật độ di chuyển; xu hướng lây nhiễm; chiến lược tổng thể phòng dịch.

Các cơ quan, siêu thị, bệnh viện,... sẽ quét mã QR mỗi khi người dân ra vào địa điểm. Dữ liệu quét này sẽ giúp dễ dàng ghi nhận và cập nhật thông tin người dân di chuyển đến trong phần “Nơi đã đến”. Dữ liệu mã QR này cũng giúp các cơ quan dễ dàng quản lý truy vết tiếp xúc các ca mắc COVID-19, đưa ra khuyến cáo người dân để chủ động xử lý và kịp thời ngăn chặn lây lan vi rút.

PC-COVID không thay thế Sổ sức khỏe điện tử

PC-COVID có dung lượng 31 MB trên thiết bị Android và hơn 40 MB trên thiết bị iOS.

PC-COVID có giao diện đơn giản, dễ sử dụng với cả những người ít am hiểu về công nghệ.

Các smartphone đang cài sẵn Bluezone sẽ được cập nhật lên PC-COVID và đồng bộ dữ liệu cũ, nên người dùng không phải nhập lại thông tin cá nhân.

Bộ Thông tin và Truyền thông cho hay PC-COVID khi đi vào hoạt động sẽ chỉ tích hợp và thay thế các ứng dụng phòng chống dịch do Bộ này và Bộ Y tế đang triển khai, vận hành. Các ứng dụng về phòng chống dịch của một số địa phương đã triển khai sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. 

Lý giải về việc dù đã có một ứng dụng thống nhất chống dịch trên cả nước nhưng vẫn duy trì các ứng dụng chống dịch ở một số địa phương, đại diện Trung tâm Công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia cho hay: Việc một số địa phương làm ứng dụng riêng vẫn mang lại những giá trị nhất định cho người dùng và doanh nghiệp tại địa phương đó. Một số ứng dụng đã giải quyết được những bài toán đặc thù của địa phương.

Đại diện Trung tâm công nghệ phòng chống dịch COVID-19 quốc gia cho biết thêm, các ứng dụng địa phương đã được phát triển từ rất lâu trước đó. Khi có chủ trương từ Bộ Thông tin Truyền thông thì các ứng dụng địa phương đã sẵn sàng kết nối, liên thông thông tin. Ứng dụng địa phương cũng dùng mã QR của hệ thống chống dịch quốc gia, đồng thời liên thông thông tin người dùng của mình với hệ thống dữ liệu quốc gia.

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, PC-COVID cũng sẽ không thay thế ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Lý do vì Sổ sức khỏe điện tử được xác định sẽ thay thế sổ khám sức khỏe giấy, theo mỗi cá nhân cả đời, phục vụ công tác khám chữa bệnh đa dạng, chứ không riêng mỗi chuyện tiêm phòng COVID-19.

Hiện hai bộ Thông tin và Truyền thông và Y tế đang yêu cầu các bên liên quan đẩy nhanh quá trình cập nhật, sửa lỗi dữ liệu và hoàn thiện ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử.

Bài liên quan
Đề xuất 'Y tế HCM' là ứng dụng thống nhất ở TP.HCM: Quét mã QR, trả kết quả xét nghiệm, thông tin tiêm chủng
Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM chọn ứng dụng "Y tế HCM" để nghiên cứu và đề xuất trở thành nền tảng ứng dụng thống nhất phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh an toàn trong điều kiện phòng chống dịch COVID-19 ở TP,HCM.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Người ở TP.HCM tạm dùng ứng dụng Y tế HCM và VNeID thay giấy đi đường từ 1.10