Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 1.6, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến dự án đường cao tốc Bắc – Nam và sân bay Long Thành.

Nguồn lực đâu để thực hiện 2 ‘đại dự án’ cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành?

Trí Lâm | 01/06/2017, 15:40

Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội sáng 1.6, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến dự án đường cao tốc Bắc – Nam và sân bay Long Thành.

Chiều 1.6, Quốc hộithảo luậnTờ trình về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án thành phần để triển khai dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Cùng với đó, dự án đường cao tốc Bắc – Nam cũng chuẩn bị được trình ra. Tuy nhiên, điều băn khoăn lớn nhất chính là vấn đề nguồn lực khi số vốn cần thu xếp cho 2 dự án lên tới hơn 300.000 tỉ đồng. Trong khi hiện nay, nợ công tăng cao, chạm trần, áp lực trả nợ lớn…

Trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Đỗ Văn Sinh chia sẻ nhiều vấn đề liên quan đến dự án đường cao tốc Bắc – Nam và sân bay Long Thành.

Theo vị này, đây là hai dự án rất quan trọng và rất cần thiết trong xây dựng kết cấu hạ tầng làm động lực cho phát triển. Riêng việc giải phóng mặt bằng cho sân bay Long Thành ban đầu dự kiến 18.000 tỉ đồng nhưng hiện nay, theo báo cáo của UBND tỉnh Đồng Nai thì con số đã lên tới 23.000 tỉ đồng, thậm chí còn có thể tăng lên. Trong khi đó, ngân sách mới bố trí được 5.000 tỉ, còn thiếu rất nhiều.

Ông Sinh cũng chia sẻ về hai giải pháp được cân nhắc, đó là có thể cho một cơ chế sử dụng ngay quỹ đất, bởi trong toàn bộ 5.000 ha có 1.200 ha để làm cơ sở dịch vụ. Nếu có cơ chế cho sử dụng ngay 1.200 ha đó để đầu tư lại, thu lại tiền từ đó thì 1.200 ha ước tính sẽ thu được 24.000 tỉ, nếu tính giá 2 triệu/m2. Đó chính là nguồn lực.

Còn hướng thứ hai là trong kế hoạch đầu tư tổng thể trung hạn là 2 triệu tỉ đồng và để dự phòng 200.000 tỉ. Dự án này có thể tính một phần ở trong phần dự phòng đó. Nếu Quốc hội và Chính phủ quyết tâm làm thì vẫn có cách để huy động nguồn lực.

Đề cập đến dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam, vị này cho rằng đang rất thiếu nguồn lực dù cho đây là 1 trong 4 dự án trọng điểm và cần phải làm. Vấn đề là đang còn nhiều ý kiến bàn cãi về quy mô đầu tư cao tốc. Chính phủ dự kiến làm đường với 4 và 6 làn xe tùy cung đường, nhưng cũng có ý kiến cho rằng quy mô như vậy chưa có tầm tương lai nên Chính phủ đã chỉ đạo Bộ GTVT xây dựng phương án làm đường với 6 và 10 làn xe. Phương án Chính phủ trình sang để thẩm định là 4 và 6 làn xe thì dự kiến tổng vốn đầu tư ban đầu đã là 312.000 tỉ. Trong khi đó, Quốc hội giao 70.000 tỉ nhưng Chính phủ trình sang phương án chỉ sử dụng 55.000 tỉ cho dự án này, còn 15.000 tỉ dành cho dự án khác.

Trong 55.000 tỉ, dự kiến phần dành cho giải phóng mặt bằng một chút, còn lại để hỗ trợ cho các dự án thành phần trong dự án tổng thể. So với số lượng toàn tuyến, hiện còn gần 270.000 tỉ vốn thiếu nhưng kéo dài phân kỳ đến năm 2025. Chính phủ cũng đưa ra các giai đoạn ưu tiên, từ nay đến năm2020, 2025 và sau 2025.

“Để có nguồn lực cho các dự án cấp thiết như vậy, chỉ có 2 cách là tiếp tục vay hoặc là huy động nguồn vốn ngoài ngân sách. Nếu vay trong nước thì sẽ ảnh hưởng đến an ninh nguồn vốn còn vay ngoài nước thì Chính phủ phải bảo lãnh, nhưng dường như Chính phủ đang thận trọng về việc này”, ông Sinh chia sẻ.

Do đó, vị này cho rằng nếu để thực hiện thì Quốc hội phải đồng ý cho Chính phủ thực hiện một số cơ chế mới. Theo đó, Chính phủ đang đề xuất một số nội dung như: Theo quy định, khi phê duyệt báo cáo tiền khả thi dự án thì phải báo cáo tác động môi trường. Tuy nhiên, với cao tốc Bắc – Nam, trước đây, Chính phủ đã thực hiện một số dự án thành phần ở một số đoạn và đã có đánh giá tác động môi trường rồi nhưng trên toàn tuyến còn 1 số đoạn chưa đánh giá. Vì vậy Chính phủ muốn Quốc hội đồng ý thông qua báo cáo khả thi trước thì Chính phủ sẽ tiếp tục đánh giá tác động môi trường.

Về hình thức thực hiện dự án, theo quy định của pháp luật, mỗi dự án chỉ được thực hiện một hình thức. Tuy nhiên, đây là dự án rất lớn, Chính phủ đề xuất chia thành 21 dự án thành phần, mỗi dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng riêng.

Ngoài ra, ông Sinh cũng cho biết, Chính phủ đang chỉ đạo đấu thầu tất cả các dự án thành phần. Rút kinh nghiệm từ việc thực hiện Quốc lộ 1A, hầu hết là chỉ định thầu, chỉ có 1 dự án đấu thầu nhưng lại chỉ có 1 nhà thầu tham gia, nên thực chất cũng chỉ là chỉ định thầu. Trong khi đó, chỉ định thầu thì có rất nhiều vấn đề nên cần phảiđấu thầu cho minh bạch.

Về dự án giải phóng mặt bằng làm sân bay Long Thành, vị này cho rằngchưa có báo cáo khả thi mà thông qua là có rủi ro, còn chờ báo cáo theo đúng quy trình thì tiến độ chậm lại ít nhất 3 năm.

“Tôi cho rằng chúng ta phải có trách nhiệm trước dân để sử dụng đồng tiền của dân cho hiệu quả. Phương án Chính phủ trình có thể chấp nhận được nhưng cần phải lập báo cáo riêng để trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp cuối năm”, ông Sinh cho hay.

Còn về dự án cao tốc Bắc - Nam, vị này cho biết chiều tối nay sẽ thẩm tra mở rộng toàn Ủy banKinh tế để cho ý kiến lần đầu. Theo đó, Chính phủ cần tiếp tục hoàn chỉnh lại để thông qua tại kỳ họp thứ 4, chưa đủ cơ sở thông qua tại kỳ này.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tìm giải pháp đảm bảo an ninh nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long
4 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 26.4, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Cần Thơ và báo Tuổi Trẻ phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Giải pháp về nguồn nước vùng đồng bằng sông Cửu Long".
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguồn lực đâu để thực hiện 2 ‘đại dự án’ cao tốc Bắc - Nam và sân bay Long Thành?