Chủ tịch Nguyễn Thái Luyện phát ngôn nhục mạ công an xã và chủ tịch xã trong cuộc tọa đàm với nhân viên Công ty địa ốc Alibaba.

Nguyễn Thái Luyện nhục mạ công an và chủ tịch xã, khi nào địa ốc Alibaba sụp đổ?

Phạm Hồng Quân | 24/06/2019, 10:45

Chủ tịch Nguyễn Thái Luyện phát ngôn nhục mạ công an xã và chủ tịch xã trong cuộc tọa đàm với nhân viên Công ty địa ốc Alibaba.

Xem thêm:Nguyễn Huỳnh Tú Trinh bị bắt tạm giam, Nguyễn Thái Luyện thưởng xe SH làm gì?

Bắt tại trận yêu râu xanh cưỡng hiếp bé gái ngoài vườn ở Đắk Lắk

Bố dẫn con gái vào phòng tắm nữ hồ bơi ở TP.HCM còn sửng cồ khi bị phản ánh

Cô bé 15 tuổi tố chủ tiệm tóc 56 tuổi ở Jamona City dùng vũ lực hôn ngực, vùng kín

Nam sinh TP.HCM bị tố nghiện sex, lộ clip sàm sỡ bạn nữ ở trường THPT

Nguyễn Thái Luyện học gì ralàm CEO cùi bắp?

Trong clip đang lan truyền nhanh trên Facebook, Nguyễn Thái Luyện tự biên tự diễn khi nhục mạ công an xã và chủ tịch xã tại cuộc tọa đàm với nhân viên Công ty địa ốc Alibabasau vụ lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế, yêu cầu tháo dỡ công trình đường giao thông sai phạm ở khu đất rộng gần 8 hanằm gần trụ sở UBND xã Tóc Tiên và tạm giữ hình sựNguyễn Huỳnh Tú Trinh (giám đốc văn phòng luật Alibaba) và Trần Quốc Tĩnh. Cả hai nay bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi hủy hoại xe múc.

Nguyễn Thái Luyện hỏi nhân viên: “Tôi hỏi các anh chị là học cái gì ra làm công an xã?”.Vừa hỏi xong, Chủ tịch Công ty địa ốc Alibaba tự trả lời: “Học ngu ra làm công an xã... Các anh chị để ý mấy thằng quậy quậy, phá làng phá xóm, chẳng làm thì thì kêu vô làm công an xã. Nó chẳng chịu đi học”.

Sau khi nhục mạ công an xã, Nguyễn Thái Luyện tiếp tục đặt câu hỏi: “Học cái gì ra làm chủ tịch xã?”.

“Học làm côn đồ”,ôngsỉ nhục chủ tịch xã.

“Công an xã hay chủ tịch xã xin xỏ, chạy chọt ở trên vị trí hết, không có học , không có trình độ gì hết”, Nguyễn Thái Luyện kết luận.

Nguyễn Thái Luyện trong clip nhục mạ công an xã và chủ tịch xã.

Theo dự đoán của một số người, Nguyễn Thái Luyện cay cú ông Thân Đăng Phong, Chủ tịch UBND xã Tóc Tiên, Công an xã Tóc Tiên và Công an thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu)nên nhục mạ họ nhưng phát ngôn này đụng chạm tới chủ tịch xã và công an xã cả nước.

Nhiều người xem clip phẫn nộ với Nguyễn Thái Luyện vì lộng ngôn và đặt câu hỏi:“Ông ta học cái gì ralàm CEO cùi bắp (tự thừa nhận vào tháng 11.2017) của Công ty địa ốc Alibaba đầy tai tiếng với hàng loạt phi vụ bán đất nền 'ảo'ở TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu?”. Có người cho rằng ông ta “học lừa đảo”.

Nguyễn Thái Luyện tự nhận là CEO cùi bắp sau khidự án đất nền ảo ở Khu đô thị Tây Bắc Củ Chi - Khu vực VIII-3 (huyện Củ Chi, TPHCM)​ bị phanh phui.

Nguyễn Thái Luyện sinh năm 1985, đăng ký hộ khẩu tại 65 Đào Duy Từ, xã Tân Sơn, TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, chỗ ở hiện tại là quận Bình Thạnh (TP.HCM). Từng làm việc cho các công ty chuyên bán đất nền ở nhiều tỉnh giáp ranh TP.HCM, Nguyễn Thái Luyện hiện là cổ đông lớn nhất ở ba công ty gồm: Công ty Cổ phần Địa ốc Alibaba, Công ty Cổ phần Alibaba Tây Bắc TP.HCM và Công ty TNHH một thành viên Đầu tư và Xây dựng Ali.

Cuối tháng 11.2017, Nguyễn Thái Luyện từng bị Bộ Công an mời trực tiếp đến làm việc, cung cấp thông tin liên quan đến các dự án khu dân cư Alibaba Bình Châu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), Alibaba Tân Thành và Alibaba Long Phước (Đồng Nai).

Xem thêm:Nguyễn Huỳnh Tú Trinh bị bắt tạm giam, Nguyễn Thái Luyện thưởng xe SH làm gì?

Nguyễn Thái Luyện kéo nhân viên Alibaba tới đồn công an đòi thả Nguyễn Huỳnh Tú Trinh

Sếp nữ 24 tuổi chỉ đạo nhân viên Công ty địa ốc Alibaba đập xe công an là ai?

Khi nào địa ốc Alibaba sụp đổ?

Theo trang Cafeland, mô hình kinh doanh của Alibaba không cần “thân thiện” với chính quyền địa phương, đối đầu với truyền thông chính thống và sẵn sàng “mua lại hợp đồng” với mức lãi suất rất cao. Tuy vậy, cho đến thời điểm này công ty vẫn không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình. Liệu Công ty địa ốc Alibaba có sụp đổ như nhiều người cảnh báo hay không?

Không có dự án, không cần pháp lý

Trên website của mình, Alibaba công bố đang mở bán 47 dự án. Song theo các cơ quan chức năng, một loạt dự án khu đô thị Alibaba Tân Thành (Bà Rịa – Vũng Tàu), Alibaba Long Phước 1 và Alibaba Long Phước 14 (Đồng Nai) đều không phải do Alibaba làm chủ đầu tư. Đây đều là những dự án chưa được phê duyệt. Đất dự án này vẫn là đất nông nghiệp và chủ sở hữu thực sự là những cá nhân.

Như vậy, việc những dự án Alibaba công bố bán thực tế là không có thật. Những hợp đồng mà công ty này ký kết với khách hàng không phải là hợp đồng mua bán đất đai thông thường mà là hợp đồng “hợp tác đầu tư”. Như vậy, về bản chất đây là một giao dịch dân sự hợp pháp nằm ngoài phạm vi của Luật đất đai, Luật nhà ở.

Trước đây, UBND tỉnh Đồng Nai từng kiến nghị điều tra Công ty Alibaba, nhưng chính một lãnh đạo tỉnh này thừa nhận việc mua bán đất của Alibaba với khách hàng thực hiện theo hình thức ký hợp đồng vi bằng, hợp đồng góp vốn nên các cơ quan quản lý gặp khó khăn trong việc ngăn chặn và xử lý vi phạm.

Chính Nguyễn Thái Luyện cho biết: “Chủ sở hữu lô đất dự án là cá nhân và những cá nhân này ủy quyền cho một công ty đứng ra làm chủ đầu tư. Địa ốc Alibaba chỉ là đơn vị hợp tác phân phối các dự án”.

Trên thực tế, đất tại những nơi mà Alibaba rao bán là những dự án có nhiều cái tên “rất kêu” chưa được duyệt quy hoạch. Đây chỉ là đất nông nghiệp và chưa được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Với các thông tin trên cho thấy, Alibaba không bán đất và dường như họ cũng không có ý định bán đất. Ngay cả khi có ý định bán đất thật thì việc xin thành lập dự án, chuyển đổi mục đích sử dụng đất với những vị trí mà Alibaba đang rao bán cũng không hề dễ dàng.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều công ty, tuy đã sở hữu đất, nhưng xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất, xin duyệt quy hoạch dự án phải mất hàng chục năm trời vẫn chưa xong. Ngoài ra, ngay cả khi xin được dự án thì việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đóng tiền chuyển đổi mục đích sử dụng đất có thể làm cho giá thành đất ở đây cao hơn nhiều so với mức giá bán mà Alibaba đang bán cho khách hiện nay. Do đó, rất khó để các dự án Alibaba đang rao bán có thể triển khai trên thực tế.

Alibaba đang kinh doanh theo mô hình Ponzi?

Theo trang Cafeland, Ponzi là mô hình kinh doanh rất nổi tiếngđược đặt theo tên Charles Ponzi. Ông nổi tiếng với việc áp dụng mô hình này trong năm 1920. Ponzi đã huy động tiền với lãi suất cao, dùng tiền của những người đến sau trả cho chính mình và những người đến trước.

Vụ án nổi tiếng gần đây nhất là Bernard Lawrence Madoff, nguyên Chủ tịch của sàn giao dịch chứng khoán NASDAQ. Bernard Lawrence Madoff sáng lập hãng Bernard L. Madoff Investment Securities LLC ở phố Wall vào năm 1960 và là chủ tịch hãng này đến ngày 11.12.2008, khi bị bắt và bị buộc tội gian lận tài chính.

Trước hôm bị bắt, Madoff đã thú nhận với một số nhân viên cấp cao rằng thực ra công ty của ông về cơ bản là một mô hình Ponzi khổng lồ. Vụ gian lận liên quan đến Madoff được ước tính gây ra thiệt hại lên tới 50 tỉ USD tiền mặt và chứng khoán cho các nhà đầu tư. Các ngân hàng tại Tây Ban Nha, Pháp, Thụy Sĩ, Italia, Hà Lan, Nhật Bản và một số quốc gia khác đã mất hàng tỉ USD Mỹ trong vụ lừa đảo này.

Trên thực tế, mô hình Ponzi không xa lạ với đời sống chúng ta. Có hàng chục vụ “vỡ hụi” với tổng số tiền lên đến hàng trăm tỉ đồng được phanh phui vừa qua là ví dụ điển hình. Cao cấp hơn, tinh vi hơn trong việc áp dụng mô hình Ponzi chính là vụ lừa đảo liên quan đến đồng tiền ảo như IFan đã khiến 32.000 người sấp bẫy với tổng thiệt hại hơn 15.000 tỉ đồng. Đặc biệt, nhiều mô hình kinh doanh đa cấp cũng là một kiểu Ponzi rất tinh vi.

Một hệ thống kinh doanh Ponzi có thể duy trì khá lâu và tinh vi, nhưng chắc chắn sẽ sụp đổ vì bản chất của nó không tạo được giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Một khi số tiền huy động được từ khách hàng mới không đủ trả lãi suất và gốc cho khách hàng cũ đến hạn, đồng thời chi phí vận hành hệ thống thì dòng tiền bị thiếu hụt và mô hình sẽ sụp đổ.

Những đặc trưng của mô hình Ponzi là phải lớn rất nhanh, liên tục chiêu dụ khách hàng mới, lãi suất càng cao thì sụp đổ càng nhanh.

Xét các đặc trưng đó cho thấy, dường như Alibaba đang hoạt động theo kiểu Ponzi khá tinh vi. Công ty liên tục thông báo thu mua lại hợp đồng mua bán đất với khách hàng với lãi suất trung bình từ 2,5 đến 3% mỗi tháng. Mức lãi suất này cao hơn 4-5 lần so với lãi suất tiền gửi ngân hàng và cao hơn 3-4 lần lãi suất đi vay ngân hàng. Như vậy, khách hàng của Alibaba nhận được một mức lợi nhuận rất hấp dẫn ngay cả khi đất không tăng giá hoặc pháp lý lô đất gặp trục trặc.

Nhiều khách hàng của Alibaba tự hào vì đầu tư khôn ngoan kiếm tiền dễ dàng, còn Alibaba thì tự hào vì đây là mô hình thông minh huy động được rất nhiều tiền từ xã hội.

Công ty Alibaba thông báo trả lại tiền cho khách hàng với mức lợi nhuận lên đến 15%/6 tháng.

Theo lẽ thông thường, mô hình kinh doanh Ponzi chắc chắn sẽ sụp đổ. Tuy vậy, thời gian sụp đổ tùy thuộc vào khá nhiều yếu tố nội tại lẫn môi trường xung quanh.

Công ty Madoff đã sụp đổ trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu sau hàng chục năm tồn tại. IFan nhanh chóng sụp đổ chỉ sau một vài năm với số lượng người dính bẫy khổng lồ lên đến 32.000 khi các đồng tiền kỹ thuật số giảm giá. Trong vụ Madoff, ngay cả những ngân hàng hàng đầu thế giới cũng bị lừa. Với vụ IFan cũng có những đại gia có tài sản hàng chục tỉ đồng nhưng không đủ khôn ngoan để “kịp chạy”.

Trở lại trường hợp của Alibaba. Có thể thấy đây là một mô hình kinh doanh kỳ lạ. Họ sẵn sàng bán đất thấp hơn nhiều so với giá trị thị trường và cam kết mức lợi nhuận rất cao. Đây thực chất là một chiêu huy động vốn từ khách hàng. Nếu thực sự công ty này đang kinh doanh và có vốn thực 5.600 tỉ đồng như công bố, chắc chắn họ sẽ không huy động vốn từ khách hàng với lãi suất 3% mỗi tháng.

Trên thực tế, Alibaba rất ít khi bàn giao sổ đỏ cho khách hàng như cam kết. Chủ yếu hết thời hạn cam kết giao sổ đỏ họ “thu mua lại” hợp đồng. Nhờ giá nhà đất liên tục tăng trong thời gian qua nên Alibaba có thể tiếp tục bán những lô đất này cho thêm nhiều khách hàng mới. Bên cạnh đó, để có dòng tiền thì công ty cũng không ngừng mở rộng kinh doanh các dự án mới. Tổng số dự án hiện nay Alibaba công bố đã hoặc đang mở bán lên đến 47 dự án với gần 20.000 sản phẩm. Dòng tiền mới này có thể đảm bảo cho Alibaba trả cho những hợp đồng “đáo hạn”.

Song chắc chắn mô hình kinh doanh này sẽ không tồn tại được lâu. Từ mức giá ban đầu khá thấp nhưng với mức cam kết tăng ít nhất 28% mỗi năm thì chỉ sau vài năm giá “đất ảo” mà Alibaba bán sẽ tiệm cận mức giá thị trường.

Lúc đó, với tình trạng pháp lý không rõ ràng, chênh lệch lợi nhuận kém hấp dẫn Alibaba sẽ không thể tiếp tục sang tay cho nhà đầu tư đến sau. Việc phát triển dự án mới của Alibaba chắc chắn gặp khó khăn khi mà thị trường bất động sản đang chững lại. Do đó, Alibaba sẽ thiếu hụt dòng tiền trả cho những hợp đồng đáo hạn. Lúc đó, toàn bộ mô hình Ponzi của địa ốc Alibaba sẽ sụp đổ. Vấn đề là khi nào?

Với hiện trạng của thị trường bất động sản hiện nay, nguồn lực để đẩy Alibaba đi lên có thể nhanh chóng cạn kiệt. Trong khoảng thời gian 1 đến 1,5 năm nữa, khi mà các hợp đồng của 20.000 sản phẩm công ty này đã bán “đáo hạn”, bất động sản ngừng tăng thìcó lẽđó cũng là thời điểm kết thúc của địa ốc Alibaba.

Nếu kịch bản này xảy ra, không ít nhà đầu tư ôm hận tương tự như những tín đồ tiền ảo IFan.

"Chặt vòi" Công ty địa ốc Alibaba, được không?

Theo báo Người Lao Động, để thu hút khách hàng, Alibaba dùng chính sách nâng mức chi trả cho khách hàng khi đầu tư mua đất nền (chưa chắc có sản phẩm cụ thể) với lãi suất cao ngất, lên đến 48%. Alibaba còn đưa ra các quyền chọn vô cùng hấp dẫn. Quyền chọn 1 là Alibaba thuê lại đất với giá thuê 2% mỗi tháng trên tổng số tiền thực đóng trong thời hạn 1 năm. Quyền chọn 2 là mua lại sản phẩm với mức chênh lệch đến 38% sau 12 tháng... Đến quyền chọn 5, Alibaba mua lại chênh lệch 30%/15 tháng. Rất nhiều người vì thấy cái lợi trước mắt, không đề phòng rủi ro nên lao vào.

Nhiều khách hàng dự lễ mở bán của địa ốc Alibaba dù biết pháp lý dự án lỏng lẻo.

Phân tích những con số này, ông Phan Dũng Khánh, chuyên gia tài chính chứng khoán, cũng cho rằng Alibaba đang dùng chiêu trò Ponzi. Đó là Alibaba đem bán, thu tiền của khách hàng từ dự án chưa triển khai hoặc chưa có sản phẩm thật rồi dùng chính sách lợi nhuận để người mua sau bỏ tiền vào....

Nói rõ thêm về mô hình này, ông Khánh nói khách bị hấp dẫn bởi lợi tức cao nên tham gia và lôi kéo thêm người khác. "Trò Ponzi về nguyên tắc không thể kéo dài mãi vì người gửi tiền không phải là không có giới hạn. Khi giới hạn này mất đi, đổ bể xảy ra và thông tin về kẻ chơi trò Ponzi sẽ dần bị lộ. Hậu quả của trò này là kẻ chủ mưu sẽ đào thoát, để lại thiệt hại khổng lồ cho người tham gia", ông Khánh cảnh báo.

Đây là lý do mà ông Khánh đề nghị cơ quan chức năng phải sớm vào cuộc để chặn đứng các hoạt động kinh doanh bất thường của Alibaba trước khi bị "vỡ tổ".

Theo ông Trần Khánh Quang, Giám đốc Công ty Bất động sản Việt An Hòa, Alibaba đang nhập nhằng giữa đầu tư bất động sản và huy động vốn, giữa chủ đất là cá nhân và công ty. Vì vậy, muốn áp dụng luật nào để truy cứu trách nhiệm, tìm ra các sai phạm, chiêu trò của Alibaba thì cơ quan chức năng phải vào cuộc quyết liệt. "Phải kiểm tra toàn bộ về hoạt động kinh doanh bất động sản, huy động vốn của công ty này", ông Quang đề nghị.

Luật sư Võ Đan Mạch (Đoàn Luật sư TP HCM) cho rằng đã đến lúc cơ quan chức năng phải vào cuộc điều tra, thanh tra toàn diện Alibaba để làm rõ các hoạt động kinh doanh đất đai của Alibaba. Phải làm rõ các nguồn thu từ kinh doanh đất đai của Alibaba có hợp pháp hay không? Có thực hiện nghĩa vụ tài chính? Chính sách tuyển dụng sử dụng lao động có đúng quy định pháp luật? Có triển khai mô hình kinh doanh đa cấp bất chính núp bóng huy động vốn thông qua hợp đồng góp vốn đầu tư dự án bất động sản ảo?...

“Căn cứ vào tình hình thực tế diễn ra vụ việc và dưới góc độ pháp lý, tôi dám khẳng định rằng sẽ có rất nhiều sai phạm khi điều tra công ty này, thậm chí có thể khởi tố hình sự. Đừng để cho một phần nhỏ cá nhân vì coi thường pháp luật mà dẫn đến một hệ lụy xấu gây thiệt hại lớn cho người dân bởi vì chính quyền chậm can thiệp và không cứng rắn”, ôngVõ Đan Mạch chia sẻ thêm.

Trong khi luật sư Nguyễn Văn Lộc (điều hành Công ty Luật LPVN) nhận định: “Khi Alibaba triển khai bất kỳ một dự án nào đó thì không phải Alibaba nhân danh chính chủ đầu tư, cũng không phải nhà môi giới, mà nhận ủy quyền thực hiện từ cá nhân là chủ đất. Vai trò của Alibaba cũng không phải là nhà phát triển bất động sản, cũng không phải nhà môi giới mà ở đây là vai trò ủy quyền (ủy quyền dân sự) để được kinh doanh.

Pháp luật hiện hành quy định rõ thỏa thuận dân sự không được trái với pháp luật và đạo đức xã hội. Một ủy quyền thì hai bên có quyền tự thiết lập giao dịch với nhau nhưng không được trái pháp luật và đạo đức xã hội. Ủy quyền để chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà không hình thành nên dự án hoặc là đất chưa đủ điều kiện để giao dịch theo quy định của luật kinh doanh bất động sản thì đó chính là việc ủy quyền trái luật.

Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng hoàn toàn có thể làm rõ hành vi này vì nó diễn ra một cách lâu dài và có hệ thống. Alibaba có dấu hiệu vi phạm hình sự và tôi khẳng định câu chuyện gây thiệt hại cho xã hội của công ty này là khó tránh khỏi”.

Xem thêm:Truy lùng kẻ lợi dụng Phật giáo khiến 4 cô gái mắc bệnh tình dục, quay clip sex tống tình

Tài xế 50 tuổi nhà xe Hải Vân sàm sỡ khách nữ rồi nhắn tin xin bỏ qua

Nữ sinh Hải Dương lớp 12 bị tố quan hệ với thầy thực tập, chửi và dọa bạn gái thầy

Clip cô gái xinh ngáo đá làm chuyện ấy với cây cột điện

Bắt kẻ biến thái 'tự xử' cạnh nữ sinh cấp 2 trên xe buýt ở Hà Nội

Bố và con trai ở TP.HCM thả thính nhau khi tìm người tình trên ứng dụng Blued

Clip quái xế chạy tới rủ đua xe khiến CSGT chở CSTT đứng hình

Nhân Hoàng (tổng hợp)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ông Phan Đức Trung: 'Khung pháp lý cho tài sản ảo là bài toán khó'
1 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ông Phan Đức Trung, Phó chủ tịch Thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết việc ban hành một chính sách hoàn chỉnh cho tài sản ảo (VA) và nhà cung cấp dịch vụ tài sản ảo (VASP) phù hợp vào thời điểm này là một bài toán khó.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nguyễn Thái Luyện nhục mạ công an và chủ tịch xã, khi nào địa ốc Alibaba sụp đổ?