Bất chấp đại dịch COVID-19, phân khúc nhà liền thổ, đặc biệt là những sản phẩm nhà phố, biệt thự được phát triển trong các dự án tổ hợp chung cư tại TP.HCM vẫn ‘sống khoẻ’ do nhu cầu lớn của nhà đầu tư.

Nhà liền thổ vẫn ‘sống khoẻ’ bất chấp đại dịch COVID-19

Hồ Đông | 19/07/2021, 13:04

Bất chấp đại dịch COVID-19, phân khúc nhà liền thổ, đặc biệt là những sản phẩm nhà phố, biệt thự được phát triển trong các dự án tổ hợp chung cư tại TP.HCM vẫn ‘sống khoẻ’ do nhu cầu lớn của nhà đầu tư.

Theo báo cáo thị trường 6 tháng đầu năm của Savills Việt Nam, dù chịu nhiều tác động từ dịch đại dịch COVID-19 nhưng giá bán bất động sản nhà liền thổ tại TP.HCM vẫn có mức tăng khá ấn tượng.

Bà Võ Thị Khánh Trang, Phó giám đốc bộ phận nghiên cứu Savills Việt Nam cho biết trong 6 tháng vừa qua, nguồn cung phân khúc nhà liền thổ, biệt thự, nhà phố, nguồn cung sơ cấp trong 6 tháng chỉ hơn 770 căn, giảm 44% so với cùng kỳ năm trước. Lượng tồn kho phân khúc biệt thự, nhà phố tại thị trường TP.HCM ít nên không có nhiều sự tăng giá trong những sản phẩm đang chào bán.

Tuy nhiên, giá bán tại thị trường thứ cấp lại có mức tăng giá khá ấn tượng, khoảng 13% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là do người Việt Nam vẫn ưu tiên nhà ở liền thổ hơn. Do đó, những sản phẩm nhà phố, đặt biệt là các sản phẩm được phát triển trong các dự án rất được nhà đầu tư quan tâm, tỷ lệ hấp thụ cũng rất tốt.

tt-bds-hinh-3.png
Thị trường bất động sản TP.HCM đang bị ảnh hưởng do dịch COVID-19

Dự báo về diễn biến của phân phúc này trong thời gian tới, bà Trang nói rằng từ nửa cuối năm 2021 đến 2023, nguồn cung của phân khúc nhà ở liền thổ vẫn tập trung chủ yếu tại khu đông của TP.HCM. Nguồn cung ở đây chiếm khoảng 32% trên tổng số nguồn cung mới đến năm 2023.

“Việc các doanh nghiệp phát triển đổ dồn về khu đông là kết quả kế thừa của sự phát triển hạ tầng trong thời gian vừa qua, cũng như mức độ đô thị hóa ở khu vực này đang phát triển rất nhanh. Nhìn vào kế hoạch phát triển hạ tầng tại TP.HCM từ nay đến năm 2025, chúng ta có thể thấy có rất nhiều dự án hạ tầng lớn tại khu đông nằm trong kế hoạch. Do vậy, chúng tôi kỳ vọng rằng việc nâng cấp, mở rộng những tuyến đường lớn này sẽ giúp thị trường bất động sản nơi đây phát triển tốt hơn trong tương lai”, bà Trang nói.

Còn về căn hộ, chuyên gia Savills Việt Nam dự báo từ đây đến cuối năm, nguồn cung của phân khúc này được giới thiệu ra thị trường không nhiều, khoảng 6.800 căn từ 22 dự án, chủ yếu là các căn hộ hạng C, chiếm 47% thị phần. Mặc dù vậy, với tình hình dịch bệnh hiện nay thì thời gian mở bán tại các dự án có thể sẽ chậm lại so với dự kiến của họ ở đầu quý 2/2021.

Do đó, nguồn cung trong quý 3/2021 có thể vẫn khá hạn chế. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng kỳ vọng rằng trong quý 4 thì các dự án sẽ bắt đầu mở bán với các chiến lược về marketing cũng như quảng bá sản phẩm theo xu hướng chuyển đổi số nhiều hơn để tiếp cận khách hàng tốt hơn.

“Trong 6 tháng tới, thị trường bất động sản TP.HCM vẫn phải tiếp tục đối mặt với những thách thức của việc bùng phát dịch bệnh, bởi COVID-19 vẫn là bệnh dịch khó lường trước và có thể bùng phát bất cứ khi nào nếu không được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, dịch bệnh vừa là thách thức nhưng cũng là cơ hội cho các chủ đầu tư. Họ có thể xoay chuyển, linh động hơn, lên kế hoạch tốt hơn cho việc bán hàng khi đại dịch được kiểm soát.

Với kỳ vọng sẽ kiểm soát được dịch bệnh trên cả nước trong quý 3/2021 cùng với các chiến dịch tiêm vắc xin cho cộng đồng cũng đang được triển khai rộng rãi, nhanh chóng, thị trường sẽ có những dự án tiếp tục mở bán vào những tháng cuối năm 2021, đầu năm 2022. Mặc dù vậy, mức độ sẽ không bùng phát như những thời điểm trước đây, mà có thể sẽ chậm chạp hơn, khôi phục một cách bền vững hơn”, bà Trang nói thêm.

Bài liên quan
TP.HCM: 3 chợ truyền thống hoạt động trở lại
Bình Thới, Nguyễn Tri Phương và Phú Thọ là 3 chợ truyền thống được mở cửa trở lại sau khi thành phố đóng hàng loạt nhằm thực hiện các công tác phòng, chống dịch.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn khiêm tốn, tăng thấp hơn mục tiêu đặt ra
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Giá trị kinh tế số của Việt Nam vẫn còn ở mức khiêm tốn trong khu vực. Trung bình thời kỳ 2020-2023, giá trị gia tăng của kinh tế số chỉ chiếm khoảng 12,5% so với GDP, thấp hơn nhiều so với mục tiêu đặt ra.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhà liền thổ vẫn ‘sống khoẻ’ bất chấp đại dịch COVID-19