Báo Nikkei Asian Review ngày 23.8 nêu các công ty Nhật Bản muốn tuyển “cả một sông” tài năng người nước ngoài, nhưng chủ nhà trọ lại dựng ‘đê chắn’ vì kỳ thị người nước ngoài.
Nhật không có luật xử phạtchủ nhà từ chối cho thuê nhà chỉ vì khác quốc tịch, chủng tộc.
Về pháp lý, cách duy nhất là giải quyết sự từ chối là kiện dân sự, nhưng đấy là một rào cản lớn cho người nước ngoài: tốn nhiều tiền cho chi phí xét xử, thiếu các công ty luật đủ khả năng giúp thân chủ không phải người Nhật.
Người nước ngoài ‘cảm thấy bị đối xử như súc vật’
Samith Hilmy, một sinh viên Sri Lanka 26 tuổi đến Nhật hồi tháng 4, trường dạy tiếng Nhật khuyênanh nên thuê một căn hộ ở thủ đô Tokyo trong 6 tháng.
Sau một tháng tìm kiếm, Hilmy tìm đến một công ty bất động sảnvới ý thuê một căn hộ mà anh ưng ý.
Nhân viên gọi điện đến chủ căn hộ, nhưng sau 10 giâyngười này cúp máy và nói câu mà anh đã nghe hàng chục lần: “Rất tiếc, không cho người nước ngoài thuê”.
Nhiều nhân viên cũng đòi anh đưa trước 4-5 tháng tiền thuê (có người đòi cả tiền thuê suốt năm) để “thế chân”, vì họ sợ anh bỏ chỗ thuê hoặc bỏ về nước mà không báo.
Hilmy nói: “Tôi cảm thấy mình bị đối xử như súc vật”.
Nỗi sợ của chủ nhà bắt đầu từ sinh viên Trung Quốc
Trải nghiệm của Hilmy giống thực tế mà nhiều người nước ngoài sống ở Nhật phải chịu. Tháng 3.2017, Bộ Tư pháp Nhật công bố thăm dò cấp toàn quốc đầu tiên, ghi nhận tình trạng chủ nhà trọ kỳ thị người nước ngoài.
Thăm dò tiến hành với 2.044 sinh viên nước ngoài tìm chỗ ở trong 5 năm gần đây. 39,53% cho biết họ không được thuê chỗ trọ vì không phải là người Nhật.
Nay, người lao động nước ngoài cũng bị kỳ thị. Vài năm gần đây, nhiều công ty sản xuất và dịch vụ Nhật tìm người nước ngoàiđể bổ sung cho nguồn nhân lực lao động Nhật bị giảm.
Họ muốn tuyển chọn “cả một sông” người tài, nhưng sự kỳ thị đã khiến chủ nhà trọ “dựng đê chắn”. Tính đến tháng 10.2016, Nhật có 1,08 triệu lao động nước ngoài, tăng 58% so với 5 năm trước đó.
Theo Bộ Y tế-lao động-an sinh xã hội Nhật, số lao động nước ngoài chiếm 2% tổng nhân lực lao động. Lực lượng này thường phải nghe câu “rất tiếc, không cho người nước ngoài thuê trọ”vì một số chủ nhà lo sợ người nước ngoài “xù” tiền thuê nhà.
Cách đây vài năm, một chủ nhà 63 tuổi ở Tokyo (đề nghị giấu tên) cho một nam sinh viên Trung Quốc thuê căn hộ. sau 6 tháng, hàng xóm của ông phàn nàn 2 người Trung Quốc khác đến ở chung, và cả nhóm sinh viên này đến khuya ra đường trấn lột.
Khi hàng xóm gặp người thuê, tay này giả bộ không biết tiếng Nhật. Từ đó, chủ căn hộ không muốn cho người nước ngoài thuê nhàđể tránh rắc rối”.
Hiroyuki Goto, Giám đốc Công ty dịch vụ cho người nước ngoài thuê nhà Global Trust Networks (ở Tokyo) nói: không có nhiều chủ nhà gặp phải tình trạng trên, nhưng vụ việc này được loan khắp Nhậtkhiến giới chủ nhà trọ lo sợ.
Các lý do khác để chủ nhà cho rằng người thuê trọ sẽ là hàng xóm gây rối: người Brazil tổ chức tiệc to ngay tại nhà, nướng thịt làm tỏa khói. Sinh viên đại học Mỹ thích tổ chức tiệc thâu đêm.
Ông Goto cho biết: dù người thuê nhà là công nhân có nghề, có việc làm ổn định ở công ty Nhật có tên tuổi, họ vẫn khóthuê nhà.
Giải pháp xây căn hộ có dịch vụ dọn phòng
Công ty Total OA Systems (ở Tokyo) thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin (ngành IT) có khoảng 200 nhân viên người Trung Quốc và Philippines, muốn tăng số kỹ sư nước ngoài làm việc ở Nhật, hiện chỉ có một số ít kỹ sư.
Ngành IT đang thiếu nguồn lao động, và công ty biết rõ sự kỳ thị. Năm ngoái, để tránh mọi rắc rốicông ty đã tìm tư vấn của một “cò” tìm nhà trọ cho người nước ngoài thuêtrước khi đón một kỹ sư người Philippines đến Nhật.
Lãnh đạo nhân sự công ty nói việc thiếu hỗ trợ nhân viên không phải người Nhật-kể cả chuyện tìm chỗ trọ-có thể là rào cản cho kế hoạch đem người tài nước ngoài đến Nhật.
Ngay cả các công ty nhà đất có kinh nghiệm giúp người nước ngoài cũng vấp phải vấn nạn này. Masao Ogino, Giám đốc Công ty Ichii Group, nói: “9/10 chủ nhà trọ ở Tokyo không cho người nước ngoài thuê. Đây là một thị trường rất đặc biệt”.
Một số công ty tìm cách riêng, như YKK (chuyên sản xuất dây kéo quần) đã xây khu căn hộ có dịch vụ cho nhân công nước ngoài.
YKK đang sẵn sàng mở rộng khâu sản xuất đến Trung Quốc và các nước châu Á khác, nên cần huấn luyện người nước ngoài thành quản lý của các nhà máy ở những nước đó.
Các học viên thường được đào tạo 3 năm ở vùng Kurobe (tỉnh Toyama, miền Trung Nhật Bản). 10 căn hộ ở đây đã có nhiều kỹ sư Indonesia và các nước khác ở, và YKK đang tính việc cần có chỗ ở cho hơn 30 kỹ sư hàng năm đến học việc.
Nhân công nước ngoài của YKK đã quen sống trong nhà trọ của công ty, hoặc nhà do công ty thuê hộ. YKK nói họ không vấp phải tình trạng kỳ thị của chủ nhà, vàcảm thấy căn hộ có dịch vụ dọn phòng sẽ giúp nhân công nước ngoài tập trung vào việc học nghề.
Bích Ngọc (theo Nikkei Asian Review)