Báo cáo mới của Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) chỉ ra rằng trong hai tháng cuộc chiến tại Ukraine diễn ra, Nga vẫn thu về 66 tỉ USD từ bán nhiên liệu hóa thạch.

Nga vẫn bán được năng lượng kể từ sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine

Cẩm Bình | 29/04/2022, 10:10

Báo cáo mới của Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Không khí sạch (CREA) chỉ ra rằng trong hai tháng cuộc chiến tại Ukraine diễn ra, Nga vẫn thu về 66 tỉ USD từ bán nhiên liệu hóa thạch.

Nghiên cứu phát hiện Liên minh châu Âu (EU) mua 71% nhiên liệu hóa thạch của Nga thông qua các chuyến hàng và đường ống dẫn năng lượng. Đức nhập khẩu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác với chi tiêu ước tính 9,1 tỉ euro, theo sau là Ý với 6,9 tỉ euro, Trung Quốc 6,7 tỉ euro, Hà Lan 5,6 tỉ euro, Thổ Nhĩ Kỳ 4,1 tỉ euro và Pháp 3,8 tỉ euro.

Theo nhà phân tích CREA Lauri Myllyvirta, nguồn thu từ năng lượng đem lại hỗ trợ tài chính cho cuộc chiến mà Nga phát động tại Ukraine, vì vậy cách duy nhất để chấm dứt chiến tranh là nhanh chóng rời bỏ nhiên liệu hóa thạch. Báo cáo còn chỉ ra không ít công ty năng lượng hàng đầu như BP, Shell, ExxonMobil vẫn duy trì hoạt động làm ăn với Nga.

nga01.jpg
Nga vẫn thu lợi lớn từ xuất khẩu năng lượng - Ảnh: The Guardian

Xuất khẩu dầu khí Nga hiện chưa bị trừng phạt mặc dù sức ép kêu gọi trừng phạt hoạt động này ngày một tăng. Đây là nguồn thu tài chính lớn của Moscow cũng như là công cụ để họ đáp trả phương Tây.

Ngày 27.4, tập đoàn dầu khí Nga Gazprom chính thức ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria với lý do hai nước không chịu thanh toán bằng đồng rúp. Các nhà lãnh đạo châu Âu chỉ trích Điện Kremlin thực hiện hành vi “tống tiền”.

Ngay sau khi Nga ra tay với Ba Lan và Bulgaria, Đức, Ý, Áo cùng Hungary lập tức tìm cách lách luật để mua được khí đốt từ Nga – động thái nhận phải chỉ trích lớn.

Bài liên quan
Ukraine tấn công tàu cứu hộ Nga
Thống đốc vùng Sevastopol Mikhail Razvozhayev cho biết trên Newsweek, vào ngày 21.4, Ukraine mở đợt tấn công căn cứ Hạm đội Biển Đen của Nga tại bán đảo Crimea bằng tên lửa chống hạm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kinh tế-xã hội Việt Nam gần đây và triển vọng trong năm nay - Bài 1: Những điểm sáng và thành tựu nổi bật
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm, nhờ sự phối hợp kịp thời, chặt chẽ, hiệu quả của các cơ quan trong hệ thống chính trị, sự điều hành chủ động, linh hoạt, quyết liệt của Chính phủ, sự đoàn kết, tin tưởng, ủng hộ của nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp... tình hình kinh tế - xã hội nước ta năm 2023 đã phục hồi ổn định, sang năm 2024 càng phát triển. Trong loạt bài này, chúng tôi xin đề cập tới hiện trạng kinh tế - xã hội đất nước và triển vọng trong năm 2024.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nga vẫn bán được năng lượng kể từ sau khi phát động chiến dịch quân sự ở Ukraine