Các nước Đông Nam Á đã bắt đầu rời bỏ dầu mỏ, than đá và các loại tài nguyên gây ô nhiễm khác, đi theo xu thế giảm thải carbon đang được thúc đẩy trên toàn cầu.

Nỗ lực thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch của Đông Nam Á

Cẩm Bình | 05/08/2021, 16:52

Các nước Đông Nam Á đã bắt đầu rời bỏ dầu mỏ, than đá và các loại tài nguyên gây ô nhiễm khác, đi theo xu thế giảm thải carbon đang được thúc đẩy trên toàn cầu.

Công ty năng lượng quốc doanh Perusahaan Listrik Negara của Indonesia cam kết ngừng việc xây dựng nhà máy nhiệt điện than mới, đồng thời lên kế hoạch chuyển năng suất điện từ than hiện tại sang năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian 2025 - 2060.

Quá trình chuyển đổi sẽ gặp nhiều thách thức vì ngành công nghiệp than là trụ cột kinh tế Indonesia, nước này thời gian qua cũng tích cực khai thác nguồn dự trữ khổng lồ phục vụ nhu cầu điện năng nội địa, trong đó 48% được sản xuất từ than đá.

images-2f9-2f3-2f0-2f0-2f35710039-1-eng-gb-2f2017-07-21t025429z_1625383909_rc110ff7d460_rtrmadp_3_indonesia-energy_2048x1152.jpg
Một dự án điện mặt trời tại Indonesia - Ảnh: Reuters

Nhưng xu thế hiện nay đang chống lại than đá: Công ty thương mại Nhật Bản Mitsui & Co vừa công bố kế hoạch bán cổ phần họ sở hữu trong một đơn vị điều hành nhà máy nhiệt điện than, và giới chức Indonesia cân nhắc đánh thuế carbon.

Khi tỷ lệ năng lượng tái tạo được nâng lên, Indonesia cũng cố gắng phát triển ngành xe điện của riêng mình. Chính phủ khuyến khích doanh nghiệp tư nhân lập trạm sạc điện với mục tiêu đạt 168 cơ sở mới vào cuối năm nay.

https-3a-2f-2fs3-ap-northeast-1.amazonaws.com-2fpsh-ex-ftnikkei-3937bb4-2fimages-2f_aliases-2farticleimage-2f9-2f5-2f8-2f9-2f35709859-1-eng-gb-2fphoto_sxm2021062200007703-20-281-29_2048x1152.jpg
Xe điện có thể giúp giảm tiêu thụ dầu mỏ - Ảnh: Reuters

Thái Lan cũng đang đặt mục tiêu tăng tỷ lệ xe điện trong tổng sản lượng ô tô lên 30% vào năm 2030, xem xét yêu cầu doanh nghiệp báo cáo lượng khí thải nhà kính và phạt trường hợp không tuân thủ. Theo truyền thông địa phương, Cơ quan quản lý điện Thái Lan (EGAT) vừa đóng băng 2 dự án nhiệt điện than.

Tại Việt Nam, Bộ Công Thương đang xem xét ban hành ưu đãi thuế cho người mua xe điện (kể cả cắt giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô). Tập đoàn Vingroup đang phát triển dòng xe điện riêng và dự kiến mở bán vào tháng 11 năm nay.

Giới quan sát nhận định Đông Nam Á gặp khó khi bỏ than đá trong bối cảnh nhu cầu năng lượng của khu vực tăng vọt. Cơ quan Năng lượng quốc tế năm 2019 từng ước tính nhu cầu năng lượng của Đông Nam Á từ năm 2018 đến 2040 sẽ tăng gần gấp đôi.

Hỗ trợ quốc tế sẽ là yếu tố quan trọng để thực hiện quá trình chuyển đổi. Vào tháng 6 vừa rồi, Nhật Bản đã đồng ý cung cấp 10 tỉ USD cho Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để tài trợ cho các nỗ lực giảm carbon.

Bài liên quan
Bóng đá Đông Nam Á và Việt Nam nên học Uzbekistan
Bóng đá Uzbekistan không cầu thủ nhập tịch, không rầm rộ mua sắm ngoại binh, nhưng họ vẫn thành công và đang tiến rất gần đến chiếc vé tham dự vòng chung kết World Cup 2026

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nỗ lực thoát khỏi nhiên liệu hóa thạch của Đông Nam Á