Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra chính sách khuyến khích hoạt động “lấn biển” tuy nhiên những quy định để đảm bảo việc thực hiện chính sách này chưa đủ rõ ràng.

Nhiều băn khoăn trong chính sách lấn biển tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Lam Thanh | 23/08/2022, 14:45

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã đưa ra chính sách khuyến khích hoạt động “lấn biển” tuy nhiên những quy định để đảm bảo việc thực hiện chính sách này chưa đủ rõ ràng.

Theo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Khoản 3 Điều 10 Dự thảo quy định Nhà nước khuyến khích “lấn biển”, tuy nhiên các quy định tại Dự thảo để đảm bảo cho chính sách này khuyến khích này chưa thực sự rõ nét.

Cụ thể, về phát triển quỹ đất, điểm đ khoản 3 Điều 101 Dự thảo quy định đất đưa vào để tạo quỹ đất là đất được tạo lập từ việc thực hiện dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước. Điều này có nghĩa đất được tạo lập từ việc thực hiện dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của tư nhân sẽ không được xem xét cho vào quỹ đất.

lan-bien-2.jpg
Việt Nam khuyến khích lấn biển nhưng chưa có chính sách cụ thể

Theo VCCI, Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng và lợi thế lớn để mở rộng không gian phát triển ra biển, phục vụ phát triển bền vững. Hoạt động lấn biển trên thực tế tại Việt Nam đã và đang được thực hiện để thực hiện các dự án phát triển kinh tế – xã hội bằng nguồn vốn tư nhân và hiện nay chưa có khung pháp lý rõ ràng cho hoạt động này.

“Việc Dự thảo chỉ ghi nhận dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước để tạo lập quỹ đất sẽ không khuyến khích hoạt động đầu tư lấn biển của các nhà đầu tư, trong khi đây là dự án yêu cầu vốn đầu tư rất lớn, cần huy động tốt nguồn lực từ tư nhân để triển khai có hiệu quả”, VCCI nêu.

Vì vậy, để hiện thực hóa được chính sách khuyến khích lấn biển của Nhà nước, các doanh nghiệp đề nghị bổ sung: dự án lấn biển bằng nguồn vốn ngoài đầu tư công, dự án lấn biển sử dụng vốn hỗn hợp; dự án lấn biển theo phương thức đối tác công – tư … để tạo khung pháp lý triển khai và động lực để khối tư nhân tham gia vào hoạt động này.

Dự thảo đã đưa ra chính sách khuyến khích hoạt động “lấn biển” tuy nhiên những quy định để đảm bảo việc thực hiện chính sách này chưa đủ rõ ràng, cụ thể.

Điển hình là Nhà nước có cho phép nhà đầu tư đầu tư vốn thực hiện dự án lấn biển (trường hợp không sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công) không?

lan-bien-1.jpg
Băn khoăn nhiều chính sách liên quan trong việc nhà đầu tư tư nhân thực hiện lấn biển

Trường hợp, nhà đầu tư được phép thực hiện dự án đầu tư lấn biển thì đất được tạo lập sau khi lấn biển sẽ được giải quyết như thế nào? Trường hợp này, để đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư, Nhà nước cần giao đất, cho thuê đất để nhà đầu tư tiếp tục thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh sau khi hoàn thành dự án lấn biển. Hiện tại, Dự thảo cũng như các Luật Đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan chưa quy định về phương thức lựa chọn nhà đầu tư này, do đó cần phải bổ sung để đảm bảo tính đồng bộ của quy định.

Bình luận về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đất đai cho rằng lấn biển là hoạt động quan trọng để bảo vệ bờ biển, ứng phó biến đổi khí hậu và mở rộng diện tích tự nhiên phục vụ nhu cầu sinh sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Việt Nam được đánh giá là có tiềm năng và lợi thế lớn để mở rộng không gian phát triển ra biển, phục vụ phát triển bền vững. Địa hình nhiều sông ngòi giúp các đồng bằng châu thổ của nước ta được mở rộng tự nhiên do phù sa bồi đắp hàng năm. Hoạt động lấn biển trên thực tế tại Việt Nam đã và đang được thực hiện để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội bằng đa dạng các nguồn vốn trong đó chủ yếu là vốn tư nhân.

Trong khi đó, dự thảo chỉ ghi nhận “dự án lấn biển đầu tư bằng nguồn vốn của Nhà nước” để tạo lập quỹ đất. Trên thực tế, các dự án lấn biển yêu cầu vốn đầu tư vô cùng lớn, cần huy động tốt nguồn lực từ khối tư nhân để triển khai có hiệu quả. Bởi vậy, kiến nghị cơ quan soạn thảo cần bổ sung các hình thức khác: Dự án lấn biển bằng nguồn vốn ngoài đầu tư công; dự án lấn biển sử dụng vốn hỗn hợp; dự án lấn biển theo phương thức đối tác công - tư… để tạo khung khổ pháp lý triển khai.

Về quản lý, sử dụng đất hình thành từ lấn biển bằng nguồn vốn tư nhân, dự thảo hiện chưa có quy định. Ông Đỉnh đề xuất bổ sung vào dự thảo quy định về quản lý, sử dụng đất hình thành từ lấn biển (đặc biệt là dự án lấn biển không sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công).

Đồng thời sửa đổi Luật Đất đai cần gắn liền với sửa đổi các luật liên quan, gồm Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư để tạo hành lang pháp lý lựa chọn nhà đầu tư các dự án có cấu phần lấn biển.

“Pháp luật đất đai hiện hành quy định Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng đất “khai hoang, phục hóa, lấn biển, đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng…” nhưng chưa có các quy định nhằm cụ thể hóa. Do vậy, chính sách khuyến khích lấn biển tạo quỹ đất cho đến nay vẫn chỉ mang tính chất nguyên tắc”, ông Đỉnh nói.

lan-bien-3.jpg
Ông Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý đất đai

Ông Đỉnh nhấn mạnh, câu hỏi mấu chốt với các dự án có hạng mục lấn biển sử dụng vốn tư nhân là: Sau khi nhà đầu tư tự bỏ vốn để thực hiện lấn biển, làm thay đổi hiện trạng (từ mặt biển trở thành mặt đất) thì việc quản lý, sử dụng đất như thế nào? Nhà đầu tư bỏ vốn lấn biển đương nhiên được giao đất, cho thuê đất để tiếp tục thực hiện dự án sản xuất, kinh doanh hay Nhà nước thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất?

“Nếu pháp luật quy định nhà đầu tư tự bỏ vốn để thực hiện lấn biển nhưng vẫn phải đấu giá quyền sử dụng đất để được giao đất, cho thuê đất thì sẽ không tạo động lực cho nhà đầu tư, không phù hợp với chính sách khuyến khích lấn biển tại Luật Đất đai. Do đó, việc quản lý, sử dụng đất sau lấn biển cần được “luật hóa” trong Luật Đất đai sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật”, ông Đỉnh nêu.

Ngoài ra, theo chuyên gia này, hệ thống pháp luật hiện hành chỉ quy định lựa chọn nhà đầu tư (đấu giá, đấu thầu, chấp thuận nhà đầu tư) đối với dự án đầu tư có sử dụng đất; không quy định lựa chọn nhà đầu tư đối với dự án sử dụng mặt biển (mà sau khi lấn biển sẽ trở thành mặt đất). Như vậy việc sửa đổi Luật Đất đai cần gắn liền với sửa đổi các luật liên quan, gồm Luật Đấu thầu và Luật Đầu tư để tạo hành lang pháp lý lựa chọn nhà đầu tư các dự án có cấu phần lấn biển.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại cầm quyền Dominicana
3 giờ trước Sự kiện
Theo Đặc phái viên TTXVN, trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21.11 (giờ địa phương), tại thủ đô Santo Domingo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư Đảng Cách mạng Hiện đại (PRM) cầm quyền, Thị trưởng Thành phố Santo Domingo - bà Carolina Mejia.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều băn khoăn trong chính sách lấn biển tại dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)