Theo Dự thảo thông tư sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ô tô tải và linh kiện, phụ tùng ô tô tải của Bộ Tài chính, nhiều dòng thuế của các loại xe tải thường, xe tải tự đổ, xe tải chuyên dùng và xe ô tô sat xi sẽ tăng lên mức kịch trần.

Nhiều dòng xe tải thường bị tăng thuế kịch trần lên 70%

Một Thế Giới | 23/09/2015, 11:56

Theo Dự thảo thông tư sửa đổi thuế nhập khẩu ưu đãi đối với ô tô tải và linh kiện, phụ tùng ô tô tải của Bộ Tài chính, nhiều dòng thuế của các loại xe tải thường, xe tải tự đổ, xe tải chuyên dùng và xe ô tô sat xi sẽ tăng lên mức kịch trần.

DN kiến nghị giảm thuế linh kiện, tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc
Bộ Tài chính cho biết, theo kiến nghị của Công ty cổ phần ô tô TMT, hiện nay, các doanh nghiệp trong nước nhập khẩu linh kiện để sản xuất lắp ráp xe ô tô phải chịu nhiều loại chi phí đầu tư và sản xuất, lắp ráp. 
Đó là: chi phí đầu tư dây chuyền sản xuất lắp ráp tương đối lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, chi phí quản lý, nhân công phục vụ sản xuất lắp ráp xe ô tô trong nước lớn hơn rất nhiều so với việc nhập khẩu nguyên chiếc xe tải...
Các chi phí này nếu cộng với thuế nhập khẩu linh kiện (CKD) thì chi phí từng chủng loại xe nhập linh kiện từ Trung Quốc lắp ráp tạo ra thành phẩm sẽ tương ứng khoảng 24% đến 26,68%.
Trong đó, đối với các dòng xe tải đến 20 tấn có mức thuế suất của xe nguyên chiếc cao hơn nhập linh kiện rời lắp ráp từ 6% đến 44%.
Còn với các dòng xe tải trên 20 tấn thì mức thuế suất của xe nguyên chiếc thấp hơn nhập linh kiện lắp ráp từ 6,54% đến 11,68%.
Trên cơ sở đó, Công ty TMT kiến nghị Bộ Tài chính: giữ nguyên thuế nhập khẩu linh kiện lắp ráp (nhập CKD) đối với các dòng xe trên 20 tấn và không quá 24 tấn; trên 24 tấn và không quá 45 tấn.
Đồng thời, điều chỉnh tăng thuế nhập khẩu chủng loại xe nhập nguyên chiếc (nhập CBU) đối với các dòng xe trên 20 tấn và không quá 24 tấn tăng thêm 10% (ở mức 30%). Xe trên 20 tấn và không quá 24 tấn sát xi tăng thêm 13% (ở mức 28%). Xe trên 24 tấn và không quá 45 tấn tải tự đổ tăng thêm 18% (ở mức 28%). Xe trên 24 tấn và không quá 45 tấn loại khác sat xi tăng thêm 15% (ở mức 30%)
Bên cạnh đó, Công ty TMT còn kiến nghị giảm thuế nhập khẩu MFN của 10 chủng loại kinh kiện nhập khẩu để sản xuất các chủng loại xe tải thuộc 12 dòng thuế bằng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thực hiện Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA).
Giữ nguyên thuế linh kiện, tăng kịch trần nhiều dòng thuế xe tải thường
Sau khi nhận được kiến nghị của Công ty TMT, Bộ Tài chính cho biết, với việc giảm thuế nhập khẩu ưu đãi MFN đối với linh kiện, phụ tùng ô tô hầu như không mang lại nhiều ý nghĩa trong việc khuyến khích nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ những nước có công nghệ tiên tiến như Nhật Bản, Hàn Quốc... để sản xuất, lắp ráp xe trong nước.
Do vậy, trước mắt, Bộ Tài chính đề nghị thực hiện mức thuế nhập khẩu ưu đãi MFN theo quy định hiện hành.
Riêng với dòng xe tải nhập khẩu nguyên chiếc được phân ra làm 4 loại: xe tải thường, xe tải tự đổ, xe tải chuyên dùng và xe ô tô sat xi.
Với dòng xe tải thường, tổng cộng có 19 dòng thuế của xe tải thường, trong đó có 3 dòng thuế có mức MFN bằng mức cam kết WTO và 16 dòng thuế có mức thuế nhập khẩu thấp hơn cam kết WTO.
Bộ Tài chính cho biết, dự kiến sẽ điều chỉnh thuế suất của 16 dòng thuế này như sau: tăng thuế suất của 3 dòng thuế của xe ô tô tải thường dưới 5 tấn từ mức 68% lên 70%.
Tăng thuế suất 1 dòng thuế của xe tải trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn, động cơ diesel từ 20% lên 25%. Và tăng thuế suất 2 dòng thuế của xe tải trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn, động cơ xăng từ 25% lên 35%. 
Tăng thuế suất 1 dòng thuế của xe tải trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn, động cơ diesel từ 20% lên 25%.
Tăng thuế suất 3 dòng thuế của xe tải có tải trọng trên 5 tấn nhưng dưới 6 tấn, động cơ xăng; xe tải có tải trọng 6 tấn nhưng dưới 10 tấn động cơ xăng và động cơ khác từ 50% lên 70%.
Đồng thời, sẽ tăng 2 dòng thuế của xe tải có tải trọng trên 10 tấn đến dưới 20 tấn, động cơ xăng và động cơ khác từ 30% lên 70%.
Tăng 1 dòng thuế của xe tải có tải trọng trên 24 tấn đến dưới 45 tấn, động cơ xăng từ 15% đến 25%. 
Bên cạnh đó, sẽ giữ nguyên 3 dòng thuế của xe tải có tải trọng trên 45 tấn vì đây là tư liệu sản xuất và thuộc chủng loại trong nước không có sản xuất, lắp ráp.
Đối với dòng xe tải tự đổ, Bộ Tài chính cho biết, dự kiến sẽ giữ nguyên 1 dòng thuế của xe tải tự đổ có tải trọng trên 5 tấn nhưng không quá 10 tấn, và 1 dòng thuế của xe tải tự đổ trên 45 tấn, vì thuộc loại được thiết kế để sử dụng trên các loại đường không phải là đường quốc lộ.
Dự kiến sẽ tăng 1 dòng thuế của xe tải tự đổ có tải trọng trên 10 tấn nhưng không quá 20 tấn từ mức 30% lên 50%. Tăng thuế suất 1 dòng thuế của xe tải tự đổ có tải trọng trên 20 tấn nhưng không quá 24 tấn từ 20% lên 50%.
Tăng thuế suất 1 dòng thuế của xe tự đổ trên 24 tấn nhưng không quá 45 tấn, động cơ diesel và động cơ xăng từ mức 10% lên 25%.
Đối với dòng xe tải chuyên dùng, Bộ Tài chính cho biết, qua trao đổi với một sống công ty sản xuất ô tô trong nước, các đơn vị này đều có thể sản xuất được các chủng loại xe chuyên dùng như xe đông lạnh, xe thu gom phế thải, xe xi téc, xe chở xi măng kiểu bồn, xe chở bùn... dưới 45 tấn.
Những xe tải chuyên dùng này được lắp ráp từ nền của xe ô tô tải sát xi sau đó lắp thêm một số bộ phận mang tính chuyên dụng như thùng bảo ôn, xi téc... do vậy việc sản xuất, lắp ráp không quá phức tạp và trong nước có thể thực hiện được.
Chính vì vậy, Bộ Tài chính cho biết đã đề xuất điều chỉnh tăng thuế suất các chủng loại xe chuyên dùng lên mức 20%
Đối với xe ô tô sat xi, Bộ Tài chính dự kiến sẽ điều chỉnh thuế suất từ mức 15% lên 18%.
Như vậy, nếu như Thông tư này được phê duyệt thì sẽ có nhiều dòng thuế của xe tải thường bị tăng kịch trần lên 70%.
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Năm nay sẽ có 5 - 7 cơn bão đổ vào đất liền
10 giờ trước Theo dòng thời sự
Biến đổi khí hậu tiếp tục tác động làm gia tăng tính cực đoan của thời tiết nên năm 2024 dự báo sẽ có diễn biến thiên tai phức tạp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Nhiều dòng xe tải thường bị tăng thuế kịch trần lên 70%