Những khoản nợ không được đảm bảo là những khoản nợ không có bất kì tài sản thế chấp nào như: nợ thẻ tín dụng và các khoản vay cá nhân. Vậy, chúng ta có thể chống cách sập bẫy nợ thế nào?
Hiệp hội các ngân hàng ở Singapore và Tư vấn tín dụng Singapore đã công bố một chương trình hỗ trợ trả nợ mới để giúp đỡ những người nợ quá giới hạn có thể cắt giảm nợ của họ bằng cách cho phép họ trả nợ vượt quá mức lãi suất thấp hơn.
Trước hết, chúng ta có thể chống cách sập bẫy nợ thế nào?
Phát biểu với trang The Straits Times, ông Alfred Chia, giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Tài chính SingCapital Pte Ltd đã đưa ra 5 quy tắc sau:
1. Phân biệt giữa ‘cần’ và ‘muốn’
2. Luôn có sự chuẩn bị trước
Ông Chia lưu ý rằng nhiều người sập bẫy nợ vì không có sự chuẩn bị cho những nhu cầu khẩn cấp như các hóa đơn y tế, đặc biệt là những người không có bảo hiểm thích hợp.
3. Đầu tư một cách khôn ngoan
Vẫn có nhiều người mất tiền vì đầu tư không thông minh và họ đã rơi vào tình trạng mắc hàng đống nợ, ông Chia cho biết.
Ông cảnh báo các nhà đầu tư đối với việc sử dụng thẻ tín dụng của họ vào các khoản đầu tư vì điều đó sẽ rất là mạo hiểm khi tiền đó là tiền vay. Ngoài ra, ông khuyên các nhà đầu tư phải hiểu rõ về những sản phẩm đầu tư và những rủi ro bạn có thể mắc phải trước khi bạn đầu tư.
4. Đừng "đếm gà trước khi trứng nở"
Ông Chia chỉ ra rằng nhiều người sập bẫy do "tiêu tiền trong tương lai". Họ dựa trên nguồn thu nhập dự kiến như tiền thưởng và tiền tăng lương để trả nợ trong tương lai và bạn sẽ ngập đầu trong đống nợ khi các nguồn tài chính này bị cắt đứt.
Ông cũng lưu ý rằng ngay cả các khoản nợ mà ban đầu có vẻ dễ xoay xở, thì bạn vẫn có khả năng bị sập bẫy do lãi suất kép, tình trạng này sẽ xảy ra ở mức 25%.
5. Sử dụng các công thức 4321
Ông Chia quy định một công thức được gọi là 4321, trong đó ông viết tắt là LESS.
Các khoản vay nợ, bao gồm cả các khoản vay nhà ở, xe hơi và thẻ tín dụng, không nên vượt quá 40% thu nhập của một người.
Các khoản chi không được vượt quá 30% thu nhập của một người.
Một người phải tiết kiệm được khoảng 20% thu nhập để chi vào các mục tiêu tài chính dài hạn như hôn nhân và kế hoạch nghỉ hưu.