Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và là điểm đến an toàn, tin tưởng của các nhà đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020

Kỳ Vân - Tổng hợp theo Báo cáo của Tổng cục Thống kê | 02/02/2021, 16:30

Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới trở thành nước có thu nhập trung bình thấp và là điểm đến an toàn, tin tưởng của các nhà đầu tư tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam của Tổng cục Thống kê công bố có những tín hiệu vui năm 2020, mặc dù Việt Nam chịu sự ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước

GDP năm 2020 tăng 2,91%, tuy là mức tăng thấp nhất của các năm trong giai đoạn 2011-2020 nhưng là thành công lớn của Việt Nam với mức tăng trưởng thuộc nhóm cao nhất thế giới.

Về cơ cấu nền kinh tế năm 2020, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 14,85%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,72%; khu vực dịch vụ chiếm 41,63%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 9,8%.

Về sử dụng GDP năm 2020, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,06% so với năm 2019; tích lũy tài sản tăng 4,12%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 4,97%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 3,33%.

Chất lượng tăng trưởng kinh tế

Năng suất lao động của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2020 ước tính đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động, tăng 290 USD so với năm 2019. Theo giá so sánh, năng suất lao động tăng 5,4% do trình độ của người lao động ngày càng được nâng cao (tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ năm 2020 đạt 24,1%, cao hơn mức 22,8% của năm 2019).

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản

Về nông nghiệp, diện tích lúa năm 2020 ước tính đạt 7,28 triệu ha, giảm 192.000 ha so với năm trước; năng suất lúa ước tính đạt 58,7 tạ/ha, tăng 0,5 tạ/ha; sản lượng lúa ước tính đạt 42,69 triệu tấn, giảm 806,6 nghìn tấn.

Về lâm nghiệp, năm 2020, diện tích rừng trồng tập trung mới của cả nước ước tính đạt 260,5 nghìn ha, giảm 3,2% so với năm trước.

Tính chung cả năm 2020, tổng sản lượng thủy sản ước tính đạt 8.423,1 nghìn tấn, tăng 1,8% so với năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 4.559,2 nghìn tấn, tăng 1,5%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.863,9 nghìn tấn, tăng 2,3%.

Sản xuất công nghiệp

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam và EU (EVFTA) được thực thi nên sản xuất công nghiệp trong quý 4/2020 có sự khởi sắc với tốc độ tăng giá trị tăng thêm đạt 4,8% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung cả năm 2020, giá trị tăng thêm ngành công nghiệp tăng 3,36% so với 2019, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 5,82%, giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt mức tăng trưởng chung của ngành công nghiệp và toàn nền kinh tế.

Hoạt động dịch vụ

Năm 2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 5.059,8 nghìn tỉ đồng, tăng 2,6% so với 2019.

Hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thị trường chứng khoán

Tính đến thời điểm 21.12.2020, tổng phương tiện thanh toán tăng 12,56% so với cuối năm 2019 (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,1%); huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 12,87% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,48%); tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 10,14% (cùng thời điểm năm 2019 tăng 12,14%).

Ước tính cả năm 2020 doanh thu phí toàn thị trường bảo hiểm tăng 17% so với năm trước, trong đó doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực nhân thọ tăng 21%; lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ tăng 7%.

Tính đến ngày 17.12.2020, tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán đạt 383,6 nghìn tỉ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ năm trước; giá trị giao dịch bình quân trên thị trường cổ phiếu đạt 7.056 tỉ đồng/phiên, tăng 51,5% so với bình quân năm 2019.

Đầu tư phát triển

Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện theo giá hiện hành năm 2020 đạt 2.164,5 nghìn tỉ đồng, tăng 5,7% so với năm trước và bằng 34,4% GDP. Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài trong năm 2020 có 119 dự án được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới với tổng số vốn đăng ký của phía Việt Nam đạt 318 triệu USD.

Thu, chi ngân sách Nhà nước

Tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15.12.2020 ước tính đạt 1.307,4 nghìn tỉ đồng. Tổng chi ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến 15.12.2020 ước tính đạt 1.432,5 nghìn tỉ đồng, bằng 82% dự toán năm.

Xuất, nhập khẩu hàng hóa

Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 281,5 tỉ USD, tăng 6,5% so với năm 2019. Bên cạnh đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa thực hiện năm 2020 ước tính đạt 262,4 tỉ USD, tăng 3,6% so với năm 2019. Năm 2020 ước tính xuất siêu 19,1 tỉ USD, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 15,5 tỉ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu 34,6 tỉ USD.

Kết quả báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2020 cho thấy tính đúng đắn trong chỉ đạo, điều hành khôi phục kinh tế, phòng chống dịch bệnh và sự quyết tâm, đồng lòng của toàn bộ hệ thống chính trị, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; sự nỗ lực, cố gắng của người dân và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện có hiệu quả mục tiêu “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế – xã hội”.

Bài liên quan
2 kịch bản cho kinh tế Việt Nam năm 2021
NCIF dự báo tăng trưởng kinh tế bình quân năm của Việt Nam năm 2021 có thể đạt 6,1%, CPI trung bình khoảng 3,9%.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tri ân những người làm nên Chiến thắng Điện Biên Phủ
3 giờ trước Sự kiện
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp - vị tướng huyền thoại, thiên tài quân sự, người học trò ưu tú của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những điểm sáng trong bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2020