Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ thường không thể kiểm soát cảm xúc khi con mắc lỗi, họ dễ bộc phát những hành vi tiêu cực đối với con trẻ, và những kiểu trừng phạt như vậy có thể khiến trẻ con bị tổn thương suốt đời.

Những kiểu trừng phạt của cha mẹ gây tổn thương cho trẻ

Thùy Vân | 25/07/2019, 06:34

Theo các chuyên gia tâm lý, các bậc cha mẹ thường không thể kiểm soát cảm xúc khi con mắc lỗi, họ dễ bộc phát những hành vi tiêu cực đối với con trẻ, và những kiểu trừng phạt như vậy có thể khiến trẻ con bị tổn thương suốt đời.

Trừng phạt con ở nơi công cộng

Khi bị cha mẹ trừng phạt ở nơi công cộng, trước mặt nhiềungười, trẻ sẽ cảm thấy xấu hổ, kém cỏi, yếu đuối, và khi một loạt cảm xúc tiêu cực nhất đạt đến đỉnh điểm, trẻ có thể có hành động tiêu cực.

Theo các chuyên gia tâm lý, mỗi đứa trẻ đều có lòng tự trọng, trẻ càng lớn thìlòng tự trọng của chúng càng cao. Vì thế, đừng bao giờ trừng phạt trẻ khi có những ánh mắt tò mò dõi theo, đặc biệt là những người mà trẻ thường tiếp cận, bởi điều đó có ảnh hưởng sâu sắc nhất đến cảm xúc trẻ.

Nếu trẻ đủ mạnh mẽ để vượt qua sự trừng phạtnày của bố mẹ thì hình phạt ấy cũng để lại cho chúng những ký ức vàấn tượng khó phai trong thời gian dài. Thậm chí khi trưởng thành, nếu cuộc sống gặp khó khăn, đứa trẻ năm nào ấy sẽ rơi vào tâm lý tiêu cực nhưxấu hổ, thất bại... mà cha mẹ đã từng gây ra cho chúngtừ thời thơ ấu.

Dùng bạo lực khi phạt con

Cha mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến tâm sinh lý của con trẻ, đặc biệt trong việc hình thành nhân cách. Hành động quát tháo, dùng tay chân khi dạy con nên hạn chế. Hãy dạy con bằng cách ôn hòa và có tính góp ý, giúp con đi đúng hướng.

Trừng trị bằng cách "vứt bỏ" trẻ

Nhiều bậc cha mẹ, khi con hư, thường "đuổi" con ra khỏi nhà để trừng phạt trẻ. Bố mẹ đóng cửa và nhốt con ở ngoài, dọa dẫm rằng "nếu không ngoan ngoãn sẽ đuổi đi, không nuôi nữa". Đứa trẻ ở bên ngoài không ngừng mếu máo, gào khóc: "Đừng đuổi con đi".

Mặc dù trong suy nghĩ của các bậc cha mẹ, mục đích của việc này chỉ là để đe dọa và không có ý tưởng nào về sự ruồng bỏ, nhưng đối với đứa trẻ, đây thực sự là một hình phạt tàn khốc. Khi bị người mẹ - người trẻ yêu thương, tin cậy nhất trừng trị với hình phạt này, trẻ nghĩ rằng sai lầm của mình đã khiến mẹ "bỏ rơi", không yêu mình nữa.

Điều này làm trẻ sợ hãi, hoảng loạn, hình thành tâm lý rằng mình làm gì sai cũng sẽ bị mẹ ghét bỏ, dần dẫn đến thái độ sợ hãi, thiếu tự tin trước mọi việc làm của bản thân. Khi trưởng thành, chúng thậm chí không đủ can đảm rời khỏi vòng tay mẹ để làm việc.

Trừng phạt bằng lời lẽ miệt thị

Khi nóng giận, các bậc phụ huynh khó lòng kiềm chế cảm xúc, đôi khi vô tình khiến họ văng tục hoặc nói lời xúc phạm con cái. Nếu bạn không tôn trọng con mình, chúng sẽ cảm thấy những lời nói miệt thị rất bình thường, dần hình thành thói xấu.

Cha mẹ nên lưu ý:

Chỉ nên phạt trẻ vì lỗi sai hiện tại, không nên vì lỗi sai trong quá khứ

Một trong những quy tắc quan trọng nhất của nuôi dạy con là: “hình phạt – tha thứ - lãng quên”. Một đứa trẻ liên tục bị phạt vì những lỗi sai trong quá khứ sẽ không thể trở thành một đứa trẻ mạnh mẽ. Chúng sẽ sợ làm những điều mới mẻ và sẽ thích làm theo lối mòn. Sẽ rất khó để trẻ học từ những sai lầm của mình. Thay vì phân tích lỗi sai của trẻ, bạn chỉ nên dạy trẻ cách khắc phục.

Hình phạt nênphù hợp với độ tuổi và sở thích

Hệ thống hình phạt của bạn nên rõ ràng và cân bằng. Đừng đưa cùng một hình phạt cho lỗi điểm kém và lỗi làm vỡ cửa sổ. Lỗi nhỏ thì phạt nhẹ, lỗi lớn thì phạt nặng.

Trước khi phạt, bạn nên xem xét độ tuổi và sở thích của trẻ. Nếu một đứa trẻ thích mạng xã hội, bạn nên lấy việc giới hạn thời gian sử dụng làm hình phạt. Nếu một đứa trẻ không thích dùng mạng xã hội, bạn phải tìm một cách khác.

Một đứa trẻ luôn nhận được những hình phạt giống nhau cho các lỗi khác nhau sẽ không xây dựng được một hệ thống tốt các giá trị đạo đức, bởi vì chúng không biết được sự khác nhau giữa tầm quan trọng của những việc khác nhau.

Nghê Hạ (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
1 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Những kiểu trừng phạt của cha mẹ gây tổn thương cho trẻ