Khoảng 70% trong số 398 mẫu nước ngầm qua khảo sát đều gặp các vấn đề như: độ Ph, Ammonia, Fe, vi sinh… không đạt chuẩn. Từ đó dẫn đến nguy cơ gây bệnh ngoài da, hệ tiêu hóa...
Ngày 3.5, Tổng công ty Khoáng sản và thương mại Hà Tĩnh (Mitraco) cùng UBND xã Hương Trạch tổ chức buổi nghe ý kiến của các hộ dân có giếng nước bị nhiễm dầu, đồng thời trình bày phương án xử lý dầu tồn đọng trong đất.
Gần 20 ngày sau khi người dân ở thôn Tân Phúc, xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) phát hiện dầu diesel chiếm 80% nước giếng múc lên, một doanh nghiệp đã nhận trách nhiệm gây ra sự cố rò rỉ dầu trong đất.
Sáng 10.4, Giám đốc Sở Khoa học – Công nghệ tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cơ quan này đã tiến hành kiểm tra các giếng nước nhiễm dầu ở xã Hương Trạch, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh), đồng thời đề nghị cơ quan công an vào cuộc điều tra nguồn gốc dầu thẩm thấu vào giếng của người dân.
Nhiều năm nay, hàng chục hộ dân sống trên đường Trần Thị Do, phường Hiệp Thành, quận 12 (TP.HCM) không có nước sạch để dùng mà phải sinh hoạt bằng nguồn nước giếng được mô tả là có mùi vị rất “kỳ lạ”...
Kết quả kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt tại TP.HCM trong tháng 10.2016 cho thấy nhiều mẫu nước máy, nước giếng của các hộ dân khai thác sử dụng không đạt tiêu chuẩn, nguy hiểm hơn có rất nhiều mẫu không đạt tiêu chuẩn vi sinh, vì vậy nguy cơ gây bệnh và ngộ độc cho người sử dụng là rất cao.
Dù là nước máy nhưng hàng loạt các mẫu nước không đạt quy chuẩn hóa lý, vi sinh. Nguồn nước máy vốn đang được người dân tin tưởng sử dụng trong việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày đang thực sự là mối đa dọa đến sức khỏe của người dân TP.HCM.
Bỗng dưng, những hộ dân ở xóm 3, thôn Đông Thinh, xã Đông Xá, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh phát hiện nước giếng khơi có mùi hôi, mùi xăng dầu, màu đen đặc... khi múc lên, châm lửa thì bốc cháy, khói bay nghi ngút.
Chiều 18.3, các cơ quan chức năng thuộc Sở TN-MT tỉnh Lâm Đồng đến khách sạn Hồng hải, số 42 Bùi Thị Xuân, P2, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) để kiểm tra hiện tượng nước giếng bốc hơi và nóng đến 43 độ C.