Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 9.7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO và chiến tranh cần phải kết thúc trước khi NATO có thể cân nhắc kết nạp Ukraine vào hàng ngũ liên minh.

Ông Biden kêu gọi thận trọng trong nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine

Đan Thuỳ | 10/07/2023, 10:30

Trong cuộc phỏng vấn với CNN hôm 9.7, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho rằng Ukraine chưa sẵn sàng trở thành thành viên NATO và chiến tranh cần phải kết thúc trước khi NATO có thể cân nhắc kết nạp Ukraine vào hàng ngũ liên minh.

"Tôi không nghĩ rằng có sự nhất trí trong NATO về việc có nên đưa Ukraine gia nhập NATO hay không, vào thời điểm này khi cuộc chiến tranh chưa chấm dứt. Nếu chúng tôi kết nạp Ukraine, chúng tôi thực hiện cam kết từng tấc đất lãnh thổ của các nước thành viên là lãnh thổ của NATO. Đó là cam kết mà tất cả chúng tôi đã thực hiện. Nếu chiến tranh vẫn diễn ra ở Ukraine, tất cả chúng tôi sẽ đều ở trong một cuộc chiến với Nga", ông Joe Biden cho biết. 

Ông Biden cũng cho biết đã trao đổi từ lâu với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về vấn đề này và Mỹ và các đồng minh trong NATO sẽ tiếp tục cung cấp cho Ukraine an ninh và vũ khí mà họ cần để chấm dứt cuộc chiến đấu với Nga.

628253b14b68c6102221716927e75651.jpeg
Ông Joe Biden và ông Volodymyr Zelensky - Ảnh: Internet

"Tôi nghĩ chúng ta phải vạch ra một con đường hợp lý để Ukraine có thể đủ điều kiện gia nhập NATO", ông Biden nói, đồng thời lưu ý rằng ông đã từ chối yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin về cam kết không kết nạp Ukraine vì liên minh này có "chính sách mở". 

"Nhưng tôi nghĩ còn quá sớm để nói kêu gọi bỏ phiếu ở thời điểm này, bởi vì có những điều kiện khác cần được đáp ứng, bao gồm cả dân chủ hóa và một số vấn đề khác", ông Biden nói thêm. 

Trước đó, ngày 7.7, Lầu Năm Góc thông báo sẽ cấp bom chùm cho Ukraine trong khuôn khổ gói viện trợ mới nhất trị giá 800 triệu USD.

Theo CNN, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết "rất khó khăn" khi đưa ra quyết định cung cấp bom chùm, song quân đội Ukraine đang cần chúng. 

Trước đó cùng ngày, Lầu Năm Góc cũng công bố gói viện trợ quân sự thứ 42 cho Ukraine với "các tổ hợp pháo và đạn dược, trong đó có đạn thông thường cải tiến lưỡng dụng (DPICM) với hiệu quả cao". 

Mỹ cho biết giới chức quốc phòng đã tham vấn rộng rãi với quốc hội, các đồng minh và đối tác của Washington khi ra quyết định này.

Bom chùm đã bị 123 quốc gia cấm vì sự nguy hiểm của vũ khí này về mặt lâu dài đối với thường dân. Theo CNN, cả Nga và Ukraine được cho đều sử dụng bom chùm, đạn chùm kể từ khi Moscow gây chiến tranh ở nước láng giềng từ cuối tháng 2.

Cả Mỹ, Nga, Ukraine đều từ chối tham gia vào một hiệp ước năm 2008 cấm sản xuất, sử dụng và cất trữ bom, đạn chùm.

Bài liên quan
Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ sẽ không cho công chức liên bang làm việc từ xa
Đài CNN cho biết Bộ Hiệu quả chính phủ Mỹ (DOGE) do tỷ phú Elon Musk cùng doanh nhân Vivek Ramaswamy lãnh đạo dự kiến thúc đẩy chấm dứt hình thức làm việc từ xa với tất cả cơ quan liên bang nhằm cắt giảm công chức.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ông Biden kêu gọi thận trọng trong nỗ lực gia nhập NATO của Ukraine